Viêm gân cơ nhị đầu là gì? Ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe

Viêm gân cơ nhị đầu là gì? Ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe

Viêm gân cơ nhị đầu

Viêm gân cơ nhị đầu là tình trạng gân cơ nhị đầu bị sưng và viêm. Bệnh thường do các tổn thương ở vai như trật khớp vai, va chạm hoặc viêm khớp gây ra. Các phương pháp điều trị hiện nay bao gồm nghỉ ngơi trong giai đoạn cấp, thuốc giảm đau và tập vật lý trị liệu. Đa số các trường hợp đáp ứng tốt với các phương pháp này. Tuy nhiên nếu không đáp ứng hoặc bạn bị rách gân cơ thì có thể cần đến phẫu thuật.

1. Viêm gân cơ nhị đầu là gì?

Cơ nhị đầu là một trong ba cơ ở vùng cánh tay trước, bám vào xương vai và cẳng tay giúp vận động co cẳng tay (gập khuỷu) và xoay trong cẳng tay. Cơ nhị đầu gồm hai đầu là đầu ngắn và đầu dài.

Gân là một dải mô liên kết chắc chắn gắn cơ với xương. Gân cơ nhị đầu nằm ở vùng cánh tay, nối cơ nhị đầu với vai và khuỷu tay. Gân cơ nhị đầu dễ bị viêm do không gian chứa gân khá nhỏ do đó khi vận động nhiều gân cơ sẽ bị chà xát khiến tổn thương.

Viêm gân cơ nhị đầu xảy ra khi gân này bị chấn thương hoặc sử dụng quá mức dẫn đến đau hoặc viêm. Những hoạt động lặp đi lặp lại có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm gân không chỉ là gân cơ nhị đầu mà còn có thể là những gân cơ khác.

Viêm gân cơ nhị đầu

Viêm gân cơ nhị đầu

2. Triệu chứng viêm gân cơ nhị đầu

2.1. Những dấu hiệu và triệu chứng của Viêm gân cơ nhị đầu

Các triệu chứng của viêm gân cơ nhị đầu có thể gặp gồm:

  • Đau liên tục, dữ dội ở vùng vai phía trước;
  • Cơn đau trầm trọng hơn khi cử động;
  • Khó di chuyển và hạn chế vận động khớp vai;
  • Yếu cơ;
  • Cơn đau tăng lên khi vận động tay lên cao khỏi đầu;
  • Sưng khớp, thay đổi màu da, nóng da chỗ gân cơ bị tổn thương;
  • Cảm giác mắc kẹt, cứng khớp vai;
  • Khó xoay cánh tay;
  • Có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.
Viêm gân cơ nhị đầu
Viêm gân cơ nhị đầu gây hạn chế vận động

2.2. Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh Viêm gân cơ nhị đầu

Viêm gân cơ nhị đầu nếu để kéo dài không điều trị có thể dẫn tới việc suy giảm nghiêm trọng vận động khớp. Bạn sẽ khó cử động hai cánh tay khớp vai.

Những cơn đau dữ dội sẽ gây mệt mỏi đến bạn khiến ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và sinh hoạt như mất ngủ. Từ đó chất lượng cuộc sống bị suy giảm theo.

Nếu để tình trạng này kéo dài không điều trị có thể sẽ gây teo cơ, liệt khớp thậm chí dần mất đi khả năng vận động.

3. Nguyên nhân dẫn đến Viêm gân cơ nhị đầu

Viêm gân cơ nhị đầu xảy ra khi gân cơ này bị viêm. Nguyên nhân gây viêm gân cơ nhị đầu bao gồm:

  • Hao mòn do tuổi tác;
  • Sử dụng gân quá mức do vận động lặp đi lặp lại;
  • Sai tư thế;
  • Nâng vật nặng quá mức;
  • Kỹ thuật sai khi chơi thể thao;
  • Chấn thương.

4. Nguy cơ

4.1. Những ai có nguy cơ mắc Viêm gân cơ nhị đầu?

Mọi người có thể bị viêm gân cơ nhị đầu do căng cơ lặp đi lặp lại gây chấn thương gân cơ. Hoặc bạn chơi thể thao không đúng kỹ thuật hay tư thế sai trong sinh hoạt đều có thể làm rách gân cơ nhị đầu.

Viêm gân cơ nhị đầu thường gặp ở những vận động viên thể thao như cử tạ, bóng rổ, bóng ném, cầu lông, tennis…

Viêm gân cơ nhị đầu
Những người chơi tennis dễ bị viêm gân cơ nhị đầu hơn

4.2. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải Viêm gân cơ nhị đầu

  • Tuổi tác: Người cao tuổi bị hao mòn gân cơ nhị đầu theo độ tuổi vì thời gian họ sử dụng gân cơ này kéo dài hơn so với người trẻ.
  • Thường xuyên nâng vật nặng: Do công việc, tập thể thao nếu bạn thường xuyên nâng vật nặng cao qua khỏi đầu như vận động viên cử tạ hoặc những người đòi hỏi lao động nặng nhọc sẽ dễ chấn thương gân cơ nhị đầu hơn.
  • Sử dụng vai lặp đi lặp lại: Vận động viên bơi lội hay quần vợt đòi hỏi phải sử dụng lặp đi lặp lại khớp vai có thể khiến gân bị bào mòn nhiều hơn.
  • Hút thuốc lá: Các nhà nghiên cứu nhận thấy có sự liên quan giữa việc sử dụng nicotin với độ bền của gân kém.

5. Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

5.1. Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán Viêm gân cơ nhị đầu

Kiểm tra sức khỏe

Tiền sử bệnh và các triệu chứng có thể gợi ý tình trạng viêm gân cơ nhị đầu. Khám vận động chủ động và thụ động của hai bên tay nhằm đánh giá giới hạn vận động của bạn.

Xét nghiệm

Các xét nghiệm có thể giúp chẩn đoán viêm gân cơ nhị đầu gồm:

  • MRI: Cho thấy bất kỳ vết rách nào của gân cơ và cho pháp bác sĩ đánh giá vết thương của gân cơ nhị đầu.
  • X-quang: Không phải là tiêu chuẩn hữu ích trong việc chẩn đoán viêm gân cơ nhị đầu. X-quang không thể hiện được ở các mô mềm như gân nhưng chúng cóthể loại trừ nguyên nhân khác gây ra các triệu chứng khi bạn không đáp ứng với điều trị.
  • Siêu âm: Có thể thấy được hình ảnh vôi hóa, phù nề và di chuyển của gân cơ nhị đầu, tuy nhiên kết quả còn phụ thuộc vào người thực hiện siêu âm.

5.2. Phương pháp điều trị Viêm gân cơ nhị đầu

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của viêm gân cơ nhị đầu, các phương pháp điều trị gồm:

Không dùng thuốc

Ở giai đoạn cấp, lúc này gân cơ của bạn đang trong tình trạng viêm và gây đau nhiều, bạn cần cho vùng vai của mình được nghỉ ngơi. Phương pháp RICE là phương pháp được khuyến cáo trong giai đoạn này. RICE là viết tắt của:

  • Nghỉ ngơi (Rest): Bạn cần tạm ngừng vận động trong giai đoạn cấp, khi mới bị chấn thương. Bạn có thể sử dụng nạng hoặc nẹp gối để hạn chế di chuyển chân.
  • Chườm lạnh (Ice): Để giảm tình trạng sưng và đau. Bạn sẽ bọc một túi nước đá vào một chiếc khăn và đặt nó lên vùng đùi sau trong khoảng 20 phút. Lặp lại vài lần trong ngày.
  • Băng ép (Compression): Băng ép đàn hồi có thể giúp giảm sưng.
  • Nâng cao chân (Elevation): Nâng cao chân bị thương giúp giảm tình trạng sưng tấy. Kê chân lên một chiếc gối hoặc đệm hoặc chăn gấp sao cho chân cao hơn tim.

Những biện pháp này được xây dựng phối hợp với nhau để giúp làm giảm tình trạng viêm gây ra cơn đau của bạn.

Viêm gân cơ nhị đầu
Chườm lạnh để giảm tình trạng sưng và đau

Thuốc

Nếu như cơn đau ở mức độ nghiêm trọng, quá sức chịu đựng của bạn, bác sĩ có thể kê đơn thêm thuốc giảm đau cho bạn như thuốc kháng viêm không steroid (ibuprofen hoặc naproxen) hoặc tiêm trực tiếp steroid nhằm kiểm soát cơn đau và giảm sưng tấy do viêm.

Vật lý trị liệu

Bất kể mức độ viêm gân cơ nhị đầu, tập vật lý trị liệu và các bài tập cụ thể có thể giúp bạn giảm đau và viêm. Tập luyện cũng giúp bạn nhanh chóng cử động như bình thường.

Kế hoạch vật lý trị liệu hoặc các bài tập được xây dựng dựa trên chấn thương cụ thể và mức độ tổn thương và sức khỏe hiện tại của bạn. Bạn sẽ được tập luyện với cường độ tăng dần với các bài tập sức đề kháng, bài tập tăng cường vai và bài tập tăng cường sự linh hoạt.

Phẫu thuật

Đa số các trường hợp viêm gân cơ nhị đầu sẽ đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị trên. Tuy nhiên nếu tình trạng viêm gân của bạn diễn tiến nghiêm trọng đến mức rách một phần hoặc toàn bộ gân, bạn có thể sẽ phải phẫu thuật.

Xem thêm: Viêm quanh khớp vai nặng có thể bị tàn phế

6. Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

6.1. Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của Viêm gân cơ nhị đầu

Chế độ sinh hoạt:

Chế độ sinh hoạt là yếu tố quan trọng trong điều trị viêm gân cơ nhị đầu để tránh làm nặng thêm bệnh hoặc tái phát sau điều trị khỏi. Bạn cần chú ý những điều sau:

  • Tuân thủ kế hoạch điều trị của bác sĩ;
  • Nghỉ ngơi tại chỗ tránh tổn thương thêm gân cơ nhị đầu;
  • Sử dụng nẹp vai để tránh tổn thương thêm và giúp cố định khớp vai;
  • Nghỉ ngơi vùng vai và tay trong giai đoạn đau cấp và đau nhiều;
  • Không hút thuốc lá và các sản phẩm chứa nicotin;
  • Tập luyện cường độ tăng dần tránh cứng khớp;
  • Không mang vác đồ vật nặng;
  • Tập luyện các bài tập giãn cơ nhằm tăng cường độ dẻo dai của gân cơ.

Chế độ dinh dưỡng:

  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng;
  • Uống càng nhiều nước càng tốt, ít nhất 2 lít nước mỗi ngày;
  • Ưu tiên các thực phẩm lành mạnh như rau củ quả, trái cây…

6.2. Phương pháp phòng ngừa Viêm gân cơ nhị đầu hiệu quả

Nếu bạn là người thường xuyên sử dụng khớp vai lặp đi lặp lại, bạn đều có khả năng bị viêm gân cơ nhị đầu. Hãy chú ý những điều sau đây để phòng ngừa việc viêm gân cơ có thể xảy ra:

Viêm gân cơ nhị đầu
Khởi động khớp vai trước khi tập luyện tránh tổn thương gân cơ nhị đầu
  • Khởi động kỹ và giãn cơ trước khi tập thể dục ít nhất 10 phút;
  • Không tập luyện quá lâu và nên đan xen với các bài tập giãn cơ và nghỉ ngơi hợp lý;
  • Tránh các vận động gây đau và quá mức;
  • Tăng cường sức dẻo dai của cơ vai;
  • Không hút thuốc lá;
  • Không mang vác nặng quá sức một bên.

Sống Khỏe Mỗi Ngày chúng tôi hi vọng bài viết trên cung cấp thông tin hữu ích cho bạn đọc về bệnh viêm gân cơ nhị đầu. Xin cảm ơn.

 

Bài viết liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *