6 Dấu hiệu viêm khớp thái dương hàm và cách điều trị bảo tồn

6 Dấu hiệu viêm khớp thái dương hàm không thể bỏ qua và cách điều trị bảo tồn

Dấu hiệu viêm khớp thái dương hàm

Bệnh viêm khớp thái dương hàm xảy ra khá phổ biến, thường gây ra các cơn đau nhức ở vùng xương hàm. Bệnh tuy không quá nguy hiểm đến tính mạng, nhưng ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai và giao tiếp hàng ngày. Vậy làm thế nào để nhận biết sớm các dấu hiệu viêm khớp thái dương hàm? Cùng Sống Khỏe Mỗi Ngày tìm hiểu ngay sau đây.

1. Dấu hiệu viêm khớp thái dương hàm

1.1. Đau nhức dữ dội 2 bên hàm

Khớp thái dương hàm là khớp động duy nhất ở phần sọ mặt, giúp hỗ trợ hoạt động của hàm như ăn nhai, nuốt, nói chuyện,… Nếu bị đau nhức ở hai bên hàm sẽ là dấu hiệu cảnh báo của viêm khớp thái dương hàm.

Người bệnh có thể đau nhức, khó chịu ở một hoặc hai bên khớp thái dương hàm. Cơn đau thường tăng lên và dữ dội khi nhai, nuốt hoặc nói chuyện. Đặc biệt là khi vùng hạch ở cổ bị sưng to thì cơn đau càng mãnh liệt hơn khiến cơ thể mệt mỏi và khó chịu.

Đây là tình trạng phổ biến và có thể xảy ra ở mọi nhóm đối tượng, tỷ lệ mắc phải cao ở nữ giới trong giai đoạn thay đổi hormone như thời kỳ mãn kinh hoặc dậy thì.

Dấu hiệu viêm khớp thái dương hàm

1.2. Đau lan tới tai, răng hoặc vùng họng

Cơn đau nhức lan tới tai, răng và vùng họng là một trong những dấu hiệu điển hình của viêm khớp thái dương hàm.

  • Đau tai: đau ở vùng tai bên trong hoặc bên ngoài
  • Đau răng: nhiều trường hợp có thể bị đau răng, đặc biệt ở răng cửa hoặc răng hàm trên và dưới do sự ảnh hưởng của việc khớp thái dương hàm hoạt động không bình thường
  • Đau vùng họng: cơn đau xuất phát từ khu vực khớp thái dương hàm và lan rộng đến vùng họng, tạo cảm giác khó chịu ở phần sau vòm miệng và họng

1.3. Khó cử động khớp hàm

Khi bệnh tiến triển nặng nề và các cơn đau xuất hiện liên tục, người bệnh có thể sẽ không hoạt động được khớp xương hàm. Hoặc khi đóng mở hàm sẽ có tiếng khớp lạo xạo, lục cục.

Người bình thường có thể đặt ngón tay dễ dàng vào giữa răng hàm trên và hàm dưới khi miệng mở rộng, nhưng người bệnh viêm khớp thái dương hàm thường khó thực hiện được. Trong trường hợp nặng hơn, người bệnh còn không thể há miệng được.

1.4. Cơ nhai bị phì đại, mặt biến dạng

Viêm khớp thái dương hàm nổi hạch có thể làm cơ nhai bị phì đại, khuôn mặt biến dạng, mất đi tính cân đối.

  • Phì đại cơ nhai: khớp thái dương hàm bất thường khiến cơ nhai hoạt động mạnh hơn dẫn đến phì đại, phát triển to hơn
  • Biến dạng khuôn mặt: cằm trở nên lệch hướng, một bên khuôn mặt phình lên hoặc lõm vào, hoặc biến đổi về hình dạng tổng thể cả khuôn mặt

Ngoài ra, những hoạt động của cơ mặt như nhai, nói chuyện cũng gặp nhiều khó khăn và bất tiện.

1.5. Đau đầu, chóng mặt

Đau đầu là triệu chứng phổ biến khi bị viêm khớp thái dương hàm. Việc căng cơ quá mức, viêm nhiễm và sự thay đổi trong hoạt động của khớp thái dương hàm có thể gây ra đau đầu, chóng mặt cho người bệnh.

1.6. Các triệu chứng khác

Ngoài các dấu hiệu điển hình trên, người bệnh còn có thể bị ù tai hoặc sốt cao cả ngày nhất là khi hạch ở cổ càng to. Viêm khớp thái dương hàm có thể khiến tầm nhìn bị hạn chế, thính giác kém đi, bệnh cũng có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về hàm như hàm bị khóa, hàm bị kẹt vĩnh viễn.

Xem thêm: Bệnh viêm khớp thái dương hàm có nguy hiểm không?

2. Sử dụng máng nhai điều trị khớp thái dương hàm

Hiện nay có 2 phương khắc phục các dấu hiệu viêm khớp thái dương hàm mà bạn gặp phải đó là điều trị bảo tồn và điều trị xâm lấn. Điều trị với máng nhai chính là cách điều trị bảo tồn, không mài hay can thiệp gì lên răng, lên khớp.

Sử dụng máng nhai điều trị khớp thái dương hàm
Sử dụng máng nhai điều trị khớp thái dương hàm

Điều trị máng nhai vừa có tính bảo tồn, vừa có thể theo dõi đáp ứng bệnh với liệu pháp một cách an toàn nên rất phổ biến.

Máng nhai cũng có rất nhiều loại khác nhau, tuy nhiên loại phổ biến nhất điều trị có tính bảo vệ hàm răng, giảm tình trạng đau cơ khớp là máng thư giãn cơ còn có các tên gọi khác như máng ổn định khớp cắn, máng chống nghiến răng (Occlusal stabilization splint) …

Máng nhai thường được sử dụng để đeo vào hàm trên, bao phủ toàn bộ các răng hàm trên và mang vào ban đêm khi ngủ, trong những đợt đau cấp tính bạn cũng có thể mang cả ngày trừ khi ăn uống và vệ sinh răng. Thỉnh thoảng chúng tôi cũng có làm máng hàm dưới để bệnh nhân tiện sử dụng hơn khi chỉ định mang 24/24 trong thời gian ngắn.

Viêm khớp thái dương hàm gây ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Vì thế ngay khi có dấu hiệu viêm khớp thái dương hàm, người bệnh cần nhanh chóng tìm đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Nguồn tham khảo:

  • https://nhakhoaparis.vn/dau-hieu-viem-khop-thai-duong-ham.html
  • https://nhakhoathuyanh.com/dau-hieu-viem-khop-thai-duong-ham-va-cach-dieu-tri-bao-ton-hieu-qua/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *