Đông cứng khớp vai có nguy hiểm không? Và cách phòng ngừa

Đông cứng khớp vai có nguy hiểm không? Và cách điều trị

Đông cứng khớp vai có nguy hiểm không?

Đông cứng khớp vai, hay còn gọi là viêm dính bao khớp vai gây đau nhức và hạn chế vận động ở vai, cánh tay. Tuy chỉ chiếm 2% dân số nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây đau khớp dai dẳng, căng cứng cơ, thậm chí khớp bị bất động hoàn toàn. Hãy cùng Sống Khỏe Mỗi Ngày tìm hiểu bài viết sau đây nhé

1. Đông cứng khớp vai là gì?

Vai của chúng ta gồm hai khớp là khớp cùng đòn và khớp ổ chảo cánh tay, được tạo thành từ ba xương: xương cánh tay, xương bả vai và xương đòn. Và các mô xung quanh khớp vai có nhiệm vụ liên kết xương khớp lại với nhau gọi là nang hoạt dịch vai.

Khi các bao hoạt dịch bị viêm, nang hoạt dịch dần trở nên dày và cứng, đồng thời giảm tiết chất nhờn khiến khớp vai khó cử động – tình trạng này kéo dài dẫn đến hội chứng đông cứng khớp vai hay viêm dính bao khớp vai (Frozen Shoulder). Bệnh trải qua 3 giai đoạn trong: giai đoạn đau khớp vai, giai đoạn đông cứng khớp vai và giai đoạn tan đông.

Thông thường, đông cứng khớp vai được khắc phục bằng việc tập vật lý trị liệu kết hợp dùng thuốc. Tuy nhiên, một số trường hợp sẽ cần can thiệp phẫu thuật nội soi để nới lỏng bao hoạt dịch giúp khớp cử động thoải mái và trơn tru hơn.

Đông cứng khớp vai
Đông cứng khớp vai thường gặp ở lứa tuổi 40-60, tỷ lệ mắc phải ở nữ nhiều hơn nam

2. Đông cứng khớp vai có nguy hiểm không?

Chứng đông cứng khớp vai không phải bệnh xương khớp nguy hiểm, nhưng nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các vấn đề sau:

  • Đau nhức vai dai dẳng.
  • Căng cứng cơ quanh khớp.
  • Mất khả năng vận động.
  • Giảm phạm vi chuyển động của vai và cánh tay.

Nghiêm trọng hơn, đông cứng khớp vai kéo dài có thể dẫn đến bất động hoàn toàn khớp và biến chứng thành viêm khớp vai. Viêm khớp là bệnh mạn tính, không thể chữa dứt điểm, thế nên bạn buộc phải “chung sống” với nó suốt đời.

3. Nguyên nhân khiến khớp vai bị đông cứng

Nguyên nhân của đông cứng khớp vai chưa được làm rõ, chúng ta chỉ có thể đưa ra các yếu tố được coi là nguy cơ dẫn đến hội chứng này, bao gồm:

3.1. Bất động vai và cánh tay quá lâu

Người mới trải qua phẫu thuật (nhất là phẫu thuật cắt bỏ vú ở phụ nữ); hồi phục sau đột quỵ hoặc gặp các chấn thương như gãy xương cánh tay, trật khớp vai có xu hướng bất động hoặc giảm vận động khớp vai trong thời gian dài. Việc phải ngừng hoạt động khớp, làm gián đoạn quá trình tiết dịch và lâu dần khớp vai sẽ rơi vào trạng thái đông cứng.

Đông cứng khớp vai
Không được cử động khớp vai trong thời gian dài do chấn thương có thể dẫn đến hiện tượng đông cứng khớp

3.2. Bệnh lý xương khớp mạn tính

Người có tiền sử mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp vai, bệnh gout… sẽ dễ mắc hội chứng đông cứng khớp vai. Bởi vì, sụn và xương dưới sụn khớp bị tổn thương do các bệnh lý xương khớp mạn tính này sẽ kích thích phản ứng viêm ở bao hoạt dịch.

3.3. Bệnh lý toàn thân

Các căn bệnh liên quan đến tuyến giáp, tim mạch hay Parkinson làm tăng rủi ro đông cứng khớp vai. Đặc biệt, người bệnh đái tháo đường bị cứng khớp vai tương đối cao với tỷ lệ 10 – 20%.

3.4. Yếu tố nguy cơ khác

  • Tuổi và giới tính: Những người từ 40 tuổi trở lên, đặc biệt là phụ nữ có nguy cơ đông cứng vai cao.
  • Tính chất công việc: Người làm công việc phải dùng sức ở cánh tay mạnh và liên tục như vận động viên chơi tennis; chơi cầu lông; thợ sơn; thợ khuân vác… là đối tượng cần cảnh giác cao với chứng cứng khớp vai.

4. Dấu hiệu và triệu chứng của đông cứng khớp vai

Hội chứng cứng khớp vai tiến triển qua 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ có những triệu chứng và dấu hiệu riêng, cụ thể như sau:

4.1. Giai đoạn đau khớp

  • Bất kỳ cử động nào của vai đều gây đau (đau nhiều hơn vào ban đêm).
  • Phạm vi chuyển động của vai bắt đầu bị hạn chế.
  • Giai đoạn này kéo dài trong khoảng từ 6 – 9 tháng.

4.2. Giai đoạn đông cứng khớp

  • Cơn đau giảm nhẹ nhưng hiện tượng căng cứng khớp lại trở nên tồi tệ hơn.
  • Cử động khớp vai khó khăn hơn rất nhiều, cản trở các hoạt động thường ngày.
  • Giai đoạn này kéo dài từ dài 4 -12 tháng.
Đông cứng khớp vai
Các triệu chứng đau và cứng khớp sẽ có sự thay đổi theo từng giai đoạn của bệnh

4.3. Giai đoạn tan đông khớp

  • Cử động vai bắt đầu trở lại bình thường.
  • Cảm giác đau lại quay về, nhưng không dữ dội như giai đoạn đau khớp.
  • Giai đoạn này có thể diễn ra trong vòng 6 – 2 năm.

Mỗi người có thể sẽ cảm nhận về các triệu chứng của từng giai đoạn ở một mức độ khác nhau (có người nặng, có người nhẹ). Tùy vào tình trạng tổn thương sụn khớp và khả năng cử động của khớp vai, bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị thích hợp đối với từng trường hợp.

5. Phòng ngừa đông cứng khớp vai như thế nào?

Các chuyên gia vẫn chưa tìm ra nguyên nhân khiến khớp vai bị đông cứng khớp là gì, thế nên việc ngăn ngừa 100% chứng bệnh này là điều không thể. Nhưng dựa vào thực tế điều trị, bác sĩ chuyên khoa xác định, yếu tố gây cứng khớp vai phổ biến nhất là sự bất động của của khớp trong thời gian dài, thường xảy ra ở những người đang trong quá trình hồi phục sau chấn thương vai, tay hoặc đột quỵ.

Vì vậy, cách phòng ngừa bệnh đông cứng khớp vai tốt nhất đó là: duy trì vận động khớp vai và bổ sung dưỡng chất chăm sóc sụn khớp từ bên trong:

5.1. Duy trì vận động khớp

Bạn hãy tưởng tượng, khớp vai giống như bàn đạp của xe đạp. Nếu xe đạp bị bỏ vào nhà kho quá lâu, phần kim loại hoen gỉ sẽ bít cứng ổ bi khiến bạn không thể đạp xe như bình thường, thì bất động khớp vai trong thời gian dài cũng vậy! Ổ khớp vai sẽ cứng lại, làm gián đoạn quá trình tiết dịch và dần dần khớp vai sẽ rơi vào trạng thái đông cứng, khó cử động.

Do đó, việc duy trì cử động khớp vai bằng các bài tập nhẹ nhàng, liên tục và sử dụng vai nhiều hơn, đều đặn hơn trong sinh hoạt hàng ngày có thể giảm thiểu rủi ro bị cứng khớp vai. Điều này không chỉ dành cho đối tượng sau phẫu thuật hoặc gặp chấn thương ở vai và tay, mà tất cả mọi người đều cần lưu tâm.

5.2. Bổ sung dưỡng chất chuyên biệt làm tăng chất lượng dịch nhờn

Để ngăn chặn hiện tượng đông cứng khớp vai, việc cải thiện chất lượng dịch khớp là điều quan trọng nhất. Bởi vậy, chúng ta cần xử lý hiệu quả quá trình viêm tại màng hoạt dịch bằng cách bổ sung các tinh chất có khả năng ức chế tự kháng thể và chất gây viêm, điển hình như Eggshell Membrane, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate, Collagen Type 2, Collagen Peptide …

Khi phản ứng viêm được kiểm soát, hoạt động sản xuất và điều tiết chất nhờn của màng hoạt dịch sẽ trở lại trạng thái bình thường, nhờ đó, khớp vai có thể cử động linh hoạt và êm trơn. Hơn nữa, trong những dưỡng chất này, Collagen Peptide còn nổi tiếng với tác dụng tăng tổng hợp chất căn bản cho sụn khớp (collagen và aggrecan), thúc đẩy quá trình phục hồi và tái tạo sụn, xương dưới sụn.

Khi dịch khớp, sụn và xương dưới sụn được cải thiện cả về chất lượng và số lượng, khớp vai sẽ vững chắc và hoạt động bền bỉ, từ đó hỗ trợ phòng chống đông cứng khớp cũng như làm chậm thoái hóa khớp hữu hiệu. Hiện nay, Jointlab là sản phẩm xương khớp chứa tinh chất hỗ trợ chống viêm tại khớp, bảo vệ màng hoạt dịch và sụn khớp. Bạn có thể tham khảo thêm về sản phẩm để hiểu rõ hơn về công dụng của sản phẩm Tại đây

6. Cách chẩn đoán đông cứng khớp vai

Bác sĩ sẽ đánh giá cơn đau và phạm vi chuyển động khớp vai trong khi bạn thực hiện một số động tác tay vai theo yêu cầu. Thông qua kết quả kiểm tra vận động, bác sĩ gần như đã xác định được vai có bị đông cứng hay không.

Nhưng để chắc chắn, bạn sẽ được đề nghị thực hiện chẩn đoán cận lâm sàng bằng chụp X-quang hoặc chụp MRI (cộng hưởng từ) để loại trừ các vấn đề khác. Hình ảnh thu được giúp bác sĩ biết được tình trạng cụ thể của cấu trúc khớp vai, từ đó đưa ra giải pháp điều trị và phục hồi chức năng khớp vai tối ưu.

7. Phương pháp điều trị đông cứng khớp vai

Mục tiêu chữa cứng khớp vai là kiểm soát cơn đau vai và nới rộng phạm vi chuyển động của khớp vai càng nhiều càng tốt với các chỉ định:

  • Dùng thuốc giảm đau, chống viêm (uống hoặc tiêm).
  • Vật lý trị liệu giúp tăng khả năng vận động của khớp vai.
  • Phẫu thuật khi cần bóc tách bao hoạt dịch bị dính vào khớp vai, giải phóng ổ khớp.

Khi tiếp nhận phác đồ điều trị của bác sĩ, bạn có thể kết hợp sử dụng thêm sản phẩm Jex để hỗ trợ phục hồi khớp vai nhanh hơn. Và khi đã giải quyết được chứng đông cứng khớp vai, bạn hãy chăm sóc xương khớp theo hướng dẫn ở mục số 5 để phòng chống bệnh tái phát.

Nguồn: https://jex.com.vn/viem-khop/dong-cung-khop-vai-a469.html

Bài viết liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *