Tràn dịch khớp gối có nên xoa bóp không ?

Tràn dịch khớp gối có nên xoa bóp không?

tràn dịch khớp gối có nên xoa bóp không

Nhiều người bị tràn dịch khớp gối lúc đau nhức, đầu gối bị sưng thường có thói quen xoa bóp để giảm sưng. Tuy nhiên việc làm này có tốt không? Hãy cùng Sống Khỏe Mỗi Ngày tìm hiểu bài viết dưới đây để giúp bạn giải đáp cho thắc mắc: “Tràn dịch khớp gối có nên xoa bóp không?” nhé.

1. Bệnh tràn dịch khớp gối là gì?

Trước khi tìm hiểu tràn dịch khớp gối có nên xoa bóp không, bạn cũng nên hiểu về bệnh lý này. Khớp gối để vận động linh hoạt cần có một lượng dịch bôi trơn đặc biệt gọi là dịch khớp. Dịch khớp là chất lỏng luôn có ở khớp gối và có nhiệm vụ bôi trơn khớp, nuôi dưỡng sụn khớp và giảm ma sát khi khớp gối vận động.

Tình trạng tràn dịch khớp gối là khi lượng chất lỏng này tiết ra quá nhiều, vượt quá nhu cầu sử dụng thông thường dẫn đến tràn sang các mô mềm, bộ phận xung quanh và gây sưng tấy. Khi bị tràn dịch khớp gối, khả năng vận động của người bệnh giảm nhiều bởi cảm giác đầu gối khi vận động luôn đau nhức, khó chịu.

tràn dịch khớp gối có nên xoa bóp không

Bệnh tràn dịch khớp gối đang ngày một trẻ hóa. Không chỉ những người có tuổi mà người trẻ trong độ tuổi thành niên cũng có thể gặp bệnh lý này. Những dấu hiệu phổ biến khi bị tràn dịch khớp gối như:

  • Sưng tấy: Khi xuất hiện tình trạng dịch khớp sản sinh quá nhiều, khớp sẽ có dấu hiệu tích tụ chất lỏng gây sưng đỏ bất thường, đôi khi có thể cảm thấy đầu gối ấm nóng hơn.
  • Cảm giác đau nhức: Một trong những dấu hiệu nhận biết tràn dịch khớp gối sớm nhất là thông qua cảm giác đau đầu gối. Người bệnh có thể sẽ nặng nề hơn khi di chuyển. Cơn đau ban đầu chỉ nhói lên hoặc kéo dài một vài phút nhưng khi nặng hơn, thời gian và mức độ đau cũng tăng lên.
  • Giảm khả năng vận động: Cảm giác đau nhức và sưng tấy ở đầu gối có thể khiến người bệnh khó khăn hơn khi vận động, đặc biệt là đi lại. Các cơ xung quanh bị ảnh hưởng bởi dịch tràn nên yếu dần, khớp gối không vững vàng. Bệnh nhân sẽ cảm nhận rõ ràng nhất khi lên xuống cầu thang, co duỗi chân,…

Ngoài những triệu chứng thường gặp này, bệnh tràn dịch khớp còn được cảnh báo qua tình trạng tê chân, cứng khớp, mất cảm giác ở chân,… Nguyên nhân tràn dịch khớp gối có thể đến từ bệnh về xương khớp như: thoái hóa khớp gối, viêm bao hoạt dịch, viêm khớp dạng thấpbệnh gout,…

2. Chữa trị tràn dịch khớp gối theo Tây y

Quá trình chữa trị tràn dịch khớp gối ban đầu đóng vai trò quan trọng tạo nên hiệu quả sau này. Hiện nay có rất nhiều cách chữa trị như vật lý trị liệu, uống thuốc kê đơn, phương pháp dân gian,… Việc chọn phương pháp phù hợp phụ thuộc vào cơ địa, sức khỏe người bệnh, thực trạng bệnh lý,…

Nhận biết bệnh tràn dịch khớp gối từ sớm và có phương pháp điều trị thích hợp đem đến hiệu quả cao, tránh được biến chứng không mong muốn xảy ra. Khi nhận thấy bản thân có dấu hiệu bị tràn dịch khớp gối, bạn cần đến bệnh viện thực hiện thăm khám sức khỏe, chẩn đoán y khoa và chữa trị Tây y theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đây cũng là phương án điều trị phổ biến nhất hiện nay. Thăm khám chuyên khoa cũng là cơ hội để bác sĩ giải đáp giúp bạn thắc mắc tràn dịch khớp gối có nên xoa bóp không.

Ngoài phương pháp nêu trên còn có các cách hỗ trợ chữa bệnh khác như:

  • Sử dụng thuốc giảm đau chống viêm giúp bệnh nhân dễ chịu hơn, hỗ trợ điều trị hiệu quả.
  • Nội soi hút ổ dịch ứ đọng trong khớp gối.
  • Tập luyện vật lý trị liệu thúc đẩy đào thải dịch, tăng khả năng vận động cho khớp gối.
  • Phẫu thuật nội soi khớp gối hoặc thay khớp gối đối với bệnh nhân quá nặng, khó phục hồi.

3. Bị tràn dịch khớp gối có nên xoa bóp không?

Câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm, đặc biệt là người đang bị tràn dịch khớp gối, đó là tràn dịch khớp gối có nên xoa bóp không. Theo thống kê, có đến hơn 30% bệnh nhân thực hiện xoa bóp từ nhẹ đến mạnh khi cơn đau ở khớp gối kéo đến. Tuy nhiên, dưới góc nhìn chuyên gia, việc làm này không những không có hiệu quả mà còn gây hại cho khớp nữa đấy.

Phương pháp xoa bóp có thể giúp bệnh nhân giảm co cứng gối nhưng không nên thực hiện trực tiếp trên vùng khớp bị viêm nhiễm, nóng đỏ hoặc sưng phù vì khả năng gây biến chứng là khá cao. Phần dịch bị ứ đọng có thể lan rộng hơn, tăng triệu chứng đau nhức và sưng to hơn nếu người bệnh thực hiện xoa bóp.

Bên cạnh đó, việc tác động lực mạnh vào khớp gối khi khớp đang bị thương hoàn toàn không có lợi cho việc phục hồi khớp sau này. Đây cũng là lý do vì sao bác sĩ không khuyến khích xoa bóp khi bị tràn dịch khớp gối.

Tóm lại, câu trả lời cho câu hỏi tràn dịch khớp gối có nên xoa bóp không là không nên. Thay vào đó, bệnh nhân có thể áp dụng những phương án giảm đau khác có hiệu quả cao và an toàn hơn.

tràn dịch khớp gối có nên xoa bóp không
Tràn dịch khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là không nên

4. Cách giảm sưng đau an toàn cho bệnh nhân tràn dịch khớp gối

Bác sĩ khuyên bệnh nhân tràn dịch khớp gối không nên xoa bóp, vậy có cách nào giúp làm dịu cơn đau, giảm sưng nhanh không? Bệnh nhân có thể tham khảo mẹo chữa tràn dịch khớp gối hiệu quả tại nhà dưới đây.

4.1. Chườm lạnh

Chườm lạnh có tác dụng giảm đau tức thì, hạn chế viêm sưng, thích hợp dùng khi cơn đau tràn dịch khớp gối kéo đến. Khi thực hiện chườm lạnh, các mạch máu co thắt tốt hơn, hạn chế lưu lượng máu đến khu vực này, từ đó giảm sưng và ngăn ngừa viêm nhiễm. Ngoài ra, nhiệt độ thấp còn làm chậm lại quá trình sản sinh dịch bôi trơn khớp gối nữa đấy.

tràn dịch khớp gối có nên xoa bóp không
Chườm lạnh là phương pháp giảm đau, giảm sưng hiệu quả nhanh

4.2. Chườm nóng

Nếu chườm lạnh được dùng khi đầu gối đang sưng đau thì chườm nóng lại thích hợp để ngăn ngừa viêm nhiễm, sưng tấy khi bị tràn dịch khớp gối. Người bệnh có thể ngâm mình trong bồn nước ấm để chườm nóng toàn thân, dùng khăn lông mềm, sạch thấm nước nóng và chườm lên đầu gối hoặc sử dụng túi chườm nóng. Để đạt hiệu quả cao nhất, bạn cần kết hợp hài hòa giữa chườm nóng và chườm lạnh.

Như vậy, thắc mắc tràn dịch khớp gối có nên xoa bóp không đã vừa được chúng tôi giải đáp qua bài viết trên, hy vọng có thể giúp ích cho bạn đọc. Những cách giảm đau nêu trên chỉ có tác dụng tạm thời, nếu cơn đau kéo dài và tăng dần mức độ, bạn cần liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt.

Nguồn: https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/goc-giai-dap-tran-dich-khop-goi-co-nen-xoa-bop-khong.html

Bài viết liên quan:

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *