Chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu ngay tại nhà hiệu quả

Chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu ngay tại nhà

Ngải cứu từ lâu đã được xem như một vị thuốc quý trong dân gian với nhiều công dụng, đặc biệt trong đó có chữa tràn dịch khớp gối. Vậy cách thực hiện bài thuốc chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu như thế nào? Hãy cùng Sống Khỏe Mỗi Ngày tham khảo bài viết dưới đây nhé!

1. Chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu có thực sự hiệu quả?

Trong những bài thuốc đắp chữa tràn dịch khớp gối dân gian, mẹo chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu được rất nhiều người sử dụng, đặc biệt là trường hợp bị tràn dịch khớp gối mức độ nhẹ. Vậy đây có phải phương án hỗ trợ điều trị hiệu quả hay không? Tất cả sẽ được giải đáp ngay sau đây.

Theo y học cổ truyền, ngải cứu có tính ấm, vị cay, đắng, có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn, giảm đau hiệu quả. Sử dụng phương án chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu được công nhận có hiệu quả với trường hợp bệnh nhẹ, hỗ trợ kiểm soát các cơn đau không mong muốn. Trong đông y, ngải cứu cũng được chứng minh có tác dụng tốt khi dùng để điều trị các bệnh về xương khớp.

Trong ngải cứu có chứa nhiều hoạt chất quý có khả năng ấm kinh, trị hàn thấp, cầm máu, giảm sưng viêm, hạn chế đau nhức xương khớp. Nhiều tài liệu về y học dân gian cũng ghi chép rất nhiều bài thuốc về cây tràn dịch khớp gối. Khi sử dụng cho bệnh nhân bị tràn dịch khớp gối, ngải cứu có thể đem sắc thuốc uống hàng ngày, chườm chỗ bị đau hoặc dùng như thực phẩm.

Khi dùng ngải cứu để chữa tràn dịch khớp gối, hoạt chất trong ngải cứu sẽ làm giảm triệu chứng của bệnh, cụ thể như giảm đau, giảm sưng, viêm nhiễm, hỗ trợ việc đi lại, vận động thoải mái, dễ dàng hơn. Trong trường hợp bị tràn dịch khớp gối nặng, người bệnh cần thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý chữa bằng bất kỳ cách nào tại nhà.

2. Ngải cứu có tác dụng gì?

Cây ngải cứu (Điềm ngải) trong đông y là loại thảo dược có tính ấm, đuổi hàn, cầm máu, kháng viêm. Ngải cứu còn giúp giảm đau giảm viêm nhờ những thành phần chính như phellandrene, thujyl alcol, cadiene, camphor và chamazulene… Chúng ta thường dùng lá ngải cứu để giảm đau trong các trường hợp như đau đầu, đau bụng kinh, đau khớp, đau cơ. Bên cạnh đó ngải cứu còn có tác dụng cầm máu, an thần, giảm ho, giảm đờm, giảm viêm sưng.

Đối với tình trạng tràn dịch khớp gối thường sẽ có biểu hiện sưng tấy khớp gối, gây ra những cơn đau dai dẳng, tê bì chân, khó vận động. Lúc này sử dụng ngải cứu giúp làm dịu đi những cơn đau, giảm sưng và viêm khớp, kháng khuẩn, tăng tuần hoàn máu tới các chi. Ngoài ra, đắp ngải cứu còn giúp khớp được thư giãn, thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương và giảm nhẹ các triệu chứng các bệnh về xương khớp.

Chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu ngay tại nhà
Ngải cứu có nhiều công dụng trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp

Nếu sử dụng ngải cứu trong giảm đau khớp gối có thể sử dụng theo dạng uống và cả dạng đắp ngoài da. Tuy nhiên, ngải cứu chỉ dùng trong các trường hợp đau xương khớp nhẹ giúp giảm đau phần nào, đối với trường hợp bệnh nặng cần đến bác sĩ để chẩn đoán và có phương án điều trị phù hợp. Ngoài ra, để đảm bảo ngải cứu sẽ phù hợp và an toàn, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng cho bản thân.

3. Những cách chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu

Từ xưa đã có rất nhiều bài thuốc chữa bệnh xương khớp từ ngải cứu được áp dụng. Sau đây là một số cách chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu đơn giàn mà bạn có thể tham khảo thực hiện:

3.1. Uống nước ngải cứu chữa tràn dịch khớp gối

Bạn cũng có thể sử dụng ngải cứu như một vị thuốc uống để chữa tràn dịch khớp gối như sau:

  • Bước 1: Làm sạch 100g ngải cứu tươi và để ráo.
  • Bước 2: Đun ngải cứu với 500ml nước sôi như cách sắc thuốc.
  • Bước 3: Lọc bỏ bã giữ lại nước để uống mỗi ngày. Uống liên tục trong 10 ngày để nhận lại hiệu quả.

Chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu ngay tại nhà

3.2. Mẹo chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu và dầu oliu

Để giảm triệu chứng đau do tràn dịch khớp gối, bạn có thể bôi trực tiếp ngải cứu lên vùng bị tổn thương, cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Rửa sạch lá ngải cứu tươi, để ráo rồi giã nát lá.
  • Bước 2: Trộn với dầu oliu để bôi trơn và tăng khả năng hấp thu.
  • Bước 3: Massage nhẹ nhàng vùng khớp gối với hỗn hợp trên trong 10 phút, massage theo hình tròn với lực vừa phải. Mỗi ngày thực hiện 2-3 lần.

3.3. Chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu và gừng

Gừng cũng có tính ấm và có khả năng giảm đau nhức, kháng viêm hiệu quả. Kết hợp với ngải cứu sẽ làm tăng khả năng giảm viêm, giảm sưng tấy, làm dịu cơn đau khớp gối hiệu quả.

  • Bước 1: Rửa sạch 50g lá ngải cứu và 1 nhánh gừng tươi.
  • Bước 2: Cho 2 thảo dược vào giã nát.
  • Bước 3: Cho nguyên liệu lên chảo xào nóng và đắp trực tiếp lên vùng đầu gối bị sưng đau. Thực hiện mỗi ngày 2 lần, đắp trong 20 phút, nếu nguội thì rang lại cho nóng rồi đắp tiếp.

3.4. Chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu và muối

Ngải cứu có tính kháng viêm, kích thích tuần hoàn và giảm đau, khi được kết hợp với muối nóng sẽ giúp giải phóng các hoạt chất tốt hơn, giúp tăng lưu thông và hỗ trợ chữa tràn dịch khớp gối.

  • Bước 1: Rửa sạch lá ngải cứu tươi, giã nát.
  • Bước 2: Cho ngải cứu và muối hạt vào chảo, rang cho nóng đều.
  • Bước 3: Bọc hỗn hợp trong túi vải sạch và chườm lên vùng đầu gối bị đau. Thực hiện mỗi ngày 2 lần, nếu túi bị nguội thì đem rang lại cho nóng để chườm thêm.

Chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu ngay tại nhà

4. Lưu ý khi sử dụng ngải cứu để chữa bệnh

Ngải cứu mặc dù có khả năng tiêu viêm, giảm đau, giảm sưng và hỗ trợ cho việc điều trị tràn dịch khớp gối. Tuy nhiên, hiệu quả chữa bệnh chỉ là tạm thời và không có khả năng chữa dứt điểm bệnh và để có thể xác nhận hiệu quả mất rất nhiều thời gian.

Vì thế khi sử dụng ngải cứu trong chữa các bệnh về xương khớp, cần lưu ý những điều sau:

  • Không dùng ngải cứu thay thế thuốc điều trị bệnh chính thức.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ thảo dược nào trong điều trị tràn dịch khớp gối.
  • Cần kiên trì khi sử dụng ngải cứu để đạt được hiệu quả.
  • Không dùng ngải cứu cho phụ nữ có thai và đang cho con bú, dị ứng, người mắc bệnh gan, đường ruột.
  • Không sử dụng trên vết thương hở, vùng bị nhiễm trùng.
  • Thận trọng khi bị bệnh cao huyết áp, tim mạch.
  • Một số tác dụng phụ không mong muốn như buồn nôn, co giật, ảo giác, run tay chân… nếu gặp phải cần liên hệ ngay với bác sĩ.
Chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu ngay tại nhà
Cần tham khảo hướng dẫn của bác sĩ trước khi áp dụng bất cứ phương pháp trị liệu nào khác

Xem thêm: Tràn dịch khớp gối có nên xoa bóp không?

5. Các biện pháp phòng tránh tình trạng khớp gối bị tràn dịch hiệu quả

Bên cạnh việc tìm ra phương pháp chữa tràn dịch khớp gối hiệu quả thì chúng ta nên phòng tránh ngay từ đầu để bảo vệ sức khỏe xương khớp. Một số biện pháp phòng tránh có thể tham khảo như:

  • Kiểm soát cân nặng, duy trì trọng lượng lý tưởng để tránh gây áp lực lên khớp gối.
  • Làm việc và sinh hoạt đúng tư thế, tránh bê vác vật nặng sai cách.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục nhẹ nhàng và vận động có mức độ, tránh những hoạt động thể thao quá mức.
  • Bổ sung dinh dưỡng tốt cho xương khớp như Canxi, Kẽm, khoáng chất, vitamin A, C, D, K… giúp làm chậm quá trình lão hóa và hỗ trợ chữa bệnh xương khớp hiệu quả.
  • Hạn chế các thực phẩm nhiều chất béo, tránh xa chất kích thích rượu bia, thuốc lá…
  • Giữ tinh thần lạc quan, tích cực, tâm trạng vui tươi.

Bệnh tràn dịch khớp gối ở mức độ nhẹ hay nặng cũng cần được thăm khám chuyên khoa và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Bạn có thể áp dụng chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu khi đã hỏi ý kiến chuyên gia và cân nhắc tình trạng sức khỏe của bản thân.

Nguồn tham khảo:

  • https://amiostemcell.vn/tin-tuc/chua-tran-dich-khop-goi-bang-ngai-cuu
  • https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/chua-tran-dich-khop-goi-bang-ngai-cuu-co-hieu-qua-khong.html

Bài viết liên quan:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *