Bệnh gút có được uống trà không & Nên uống nước gì

Bệnh gút có được uống trà không & nên uống nước gì

bệnh gút có được uống trà không

1. Bệnh gút có được uống trà không ?

Bệnh gút xảy ra khi lượng axit uric trong cơ thể dư thừa quá nhiều gây tích tụ và lắng đọng lại ở các khớp gây sưng và viêm ở người bệnh. Để cải thiện tình trạng này bắt buộc người bệnh phải loại bỏ các thực phẩm nhiều purin và thay thế vào đó là những thực phẩm chống viêm, ít purin. Nhiều người đã sử dụng và cho biết nước chè xanh một phương pháp hữu hiệu nhưng ngược lại nước chè đen không nên sử dụng cho người bệnh gut.

2. Vì sao người bệnh gút không nên sử dụng nước chè đen?

Theo Trung tâm y tế Đại học Maryland, trà đen là một loại thức uống bạn nên loại bỏ trong danh sách thực phẩm dành cho người bệnh gút bởi:

2.1. Trong thành phần trà đen chứa Oxalate

Trong một nghiên cứu, người ta đã chứng minh được rằng những bệnh nhân gút có thể bị sỏi tiết niệu canxi oxalate do axit uric chuyển hóa nên, vì vậy họ khuyên bạn hãy cắt giảm những thực phẩm chứa oxalate như trà đen.

Mặc dù lượng Oxalate trong trà đen không quá nhiều nhưng khi bạn sử dụng nó chung với sữa thì oxalate trong trà sẽ liên kết với canxi trong sữa dẫn đến nguy cơ cao hình thành sỏi canxi oxalate.

2.2. Trà đen chứa nhiều purine

Purin có chứa trong các loại thịt, cá hải sản,… là nguyên nhân chính gây ra nguy cơ mắc bệnh gút. Mà trong trà đen lại chứa rất nhiều purin nên khi sử dụng sẽ càng gây nên tình trạng nguy hiểm cho người bệnh gút.

Ngoài việc không sử dụng trà đen, những người mắc bệnh gút nên hạn chế tiêu thụ những loại thực phẩm chứa nhiều purin sẽ giúp các cơn đau gút được cải thiện.

Với những người bệnh gút thích uống nước chè, chúng ta có thể dùng trà xanh để thay thế trà đen vì nó là một thực phẩm tốt cho người bệnh gút.

bệnh gút có được uống trà không
Người bệnh gout không nên uống nước chè đen

3. Tác dụng của nước chè xanh đối với người bệnh gút

Trà xanh là một phương thuốc hiệu quả trong việc giảm cân, giúp cơ thể giải phóng độc tố, chữa lành được những vết thương, sưng hay viêm và nó còn giúp chống lại bệnh ung thư. Bên cạnh đó, nước chè xanh là một thức uống tuyệt vời dành cho người bệnh gút:

  • Nồng độ chất chống oxy hóa trong nước trà xanh là cực kỳ cao, điều này giúp giảm các triệu chứng đau, sưng do gút gây ra.
  • Uống nước chè xanh cũng giúp bạn đi tiểu nhiều hơn từ đó đào thải được lượng axit uric trong cơ thể ra ngoài một cách hiệu quả.
  • Theo Trung tâm Y tế Đại học Maryland, mỗi ngày bạn uống 2 – 4 cốc nước chè xanh giúp bạn kiểm soát được cơ đau gút của mình nhờ các hợp chất chống oxy hóa như axit gallic và các hợp chất catechin epigallocatechin, gallocatechin và epicatechin hoặc EGCG. EGCG.

4. Cách chế biến nước chè xanh trị bệnh gút

4.1. Uống nước chè nóng

Chuẩn bị nguyên liệu gồm:

  • Một muỗng cà phê trà xanh.
  • Bình đựng trà.
  • Một ít nước nóng.

Cách thực hiện:

  • Sử dụng một muỗng cà phê trà đã chuẩn bị sau đó cho vào bình đựng.
  • Chế nước sôi vào bình trà vừa rồi.
  • Đợi trà ngâm và hòa tan trong vòng 5 phút.
  • Rót trà vào ly và nhâm nhi

Đây là cách đơn giản nhất để sử dụng nước chè hỗ trợ bệnh gút, bệnh nhân bị gút có thể áp dụng cách này để nhâm nhi vào mỗi buổi chiều.

bệnh gút có được uống trà không
Nước chè xanh nóng tốt cho người bệnh gút

4.2. Uống nước chè lạnh

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 3- 5g trà xanh.
  • Bình đựng nước trà.
  • 500ml nước sôi để nguội
  • Một lát chanh hoặc ngừng.

Cách thực hiện:

  • Cho lượng trà đã chuẩn bị vào bình.
  • Rót hết lượng nước sôi để nguội vào chung với trà.
  • Để vào tủ lạnh 4 – 5 tiếng hoặc để qua đêm để trà có được độ lạnh cần thiết.
  • Khi uống hãy bỏ thêm một lát chanh hoặc gừng tùy khẩu vị để tăng mùi vị cho trà.

Trà lạnh rất phù hợp làm nước giải khát cho những người bị bệnh gout vào mùa hè.

bệnh gút có được uống trà không
Nước chè xanh lạnh là giải pháp tuyệt vời cho bệnh nhân gút vào mùa hè

4.3. Nước chè xanh nấu với đu đủ xanh

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 1 chén đu đủ xanh cắt thành khối nhỏ.
  • 2 muỗng lá trà xanh.

Cách thực hiện:

  • Dùng chén đu đủ xanh đã chuẩn bị cho vào nồi nước và đun sôi khoảng 5 phút.
  • Sau khi nước sôi, cho thêm 2 muỗng trà xanh vào để pha thành nước chè và đu đủ xanh.
  • Để trà ngâm trong nước đó từ 5 – 10 phút.
  • Rót trà ra ly và uống hết.

Đây là một phương pháp được nhiều bệnh nhân gút thực hiện và cho kết quả hài lòng nhất.

bệnh gút có được uống trà không
Phương pháp hiệu quả được nhiều người áp dụng

Không phải tất cả các loại nước chè đều tốt cho cơ thể những người bệnh gút, vì vậy hãy tìm hiểu để tránh nhầm lẫn trong quá trình áp dụng các phương pháp điều trị bệnh gút tại nhà. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ về việc sử dụng nước chè để điều trị bệnh gút một cách phù hợp và hiệu quả nhất.

5. Bệnh gút nên uống nước gì để cải thiện sức khỏe?

Việc uống đủ nước mỗi ngày rất quan trọng để cải thiện bệnh gout. Vậy bệnh gout nên uống nước gì? Dưới đây là danh sách các loại nước và thức uống mà người bị bệnh gout có thể dùng:

5.1. Nước lọc

Uống nhiều nước giúp lượng axit uric dễ dàng bài tiết ra khỏi cơ thể, từ đó làm giảm sự hình thành của các tinh thể axit uric. Việc bổ sung nhiều nhiều nước lọc còn giúp ngăn ngừa các triệu chứng khác của bệnh gout, giảm tình trạng sưng tấy, bôi trơn khớp.

Người bị bệnh gout cần uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày hoặc nhiều hơn. Tuy nhiên, người bệnh cần phân chia thời gian uống nước đều đặn, không uống một lần quá nhiều, mỗi lần từng ngụm nhỏ. Người bệnh nên uống nước ngay khi vừa thức dậy, không uống nhiều nước trước và giữa bữa ăn.

5.2. Nước có tính kiềm

Nước uống tính kiềm có pH từ 6.5 – 8.5 được khuyến nghị nên cho người bị bệnh gout. Các loại nước có tính kiềm giúp điều chỉnh độ pH trong máu, từ đó hạn chế các triệu chứng cơn gout cấp và giảm nguy cơ xuất hiện cơn gout mới, bảo vệ thận tránh khỏi tác động của tinh thể urat và hạn chế hình thành sỏi thận.

5.3. Canh rau hoặc trà thảo dược

Trà thảo dược và canh rau có khả năng làm giảm nồng độ axit uric trong máu, rất phù hợp cho người bị bệnh gout. Tuy nhiên, người bệnh cần lựa chọn cẩn thận loại rau và trà thảo dược để tránh tăng lượng purin trong cơ thể.

5.4. Cà phê

Bệnh gout uống cafe được không? Caffeine có trong cà phê có khả năng giảm lượng axit uric, đồng thời nó còn hoạt động như một chất ức chế xanthine oxidase, enzyme tham gia vào quá trình sản xuất axit uric.

5.5. Nước chanh

Bị bệnh gút uống nước chanh hạ axit uric được không? Nước chanh là một thực phẩm giàu vitamin C có lợi cho sức khỏe tổng quan, đồng thời còn có khả năng làm trung hòa axit uric trong cơ thể. Vitamin C giúp cải thiện hoạt động thận và loại bỏ axit uric thừa ra khỏi cơ thể.

Bệnh gout nên uống nước gì để cải thiện sức khỏe?
Người bệnh gout nên uống nước gì? Bệnh nhân có thể uống nước lọc, nước có tính kiềm, trà thảo dược,…

6. Người bị gout không nên uống loại nước nào?

Người bị gout cần tuân thủ chế độ ăn uống thích hợp để kiểm soát lượng purin trong cơ thể. Dưới đây là một số loại thức uống và thực phẩm người bị bệnh gout nên hạn chế hoặc tránh:

  • Bia rượu: Bia và rượu là các thức uống có chứa purin và cồn cao, đặc biệt là men bia. Người bị gout nên tránh xa các loại bia và rượu để giảm nguy cơ các cơn gout cấp và tăng mức độ đau khớp.
  • Nước ngọt và nước giải khát có gas: Thức uống có đường fructose cao, chẳng hạn như nước ngọt và nước giải khát có gas nên được hạn chế khi bị bệnh gout. Đường fructose có khả năng gây tăng nồng độ acid uric trong máu, tăng khả năng bị gout hoặc làm bệnh tình tiến triển nghiêm trọng hơn.
Người bị gout không nên uống loại nước nào?
Người bệnh gout nên kiêng uống bia rượu, nước ngọt có gas, thức uống chứa cồn,…

Điều quan trọng nhất là người bị gout cần tuân thủ chế độ ăn uống kiêng kỵ đã được chỉ định bởi bác sĩ, hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Trong đó, việc hạn chế purine và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh là cách tốt nhất để kiểm soát bệnh gout, đồng thời giảm nguy cơ tái phát.

Qua các thông tin giải đáp về vấn đề bệnh gút có được uống trà không & nên uống nước gì, Sống Khỏe Mỗi Ngày mong rằng đã giúp bạn có thêm kiến thức trong việc chăm sóc sức khỏe bệnh nhân gút. Thức uống đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ kiểm soát bệnh gút, làm giảm các triệu chứng đau nhức do bệnh gây ra. Bên cạnh việc ăn uống khoa học, người bệnh cũng cần kết hợp xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, tăng cường tập thể dục đều đặn để giúp cải thiện bệnh tốt hơn.

Nguồn tham khảo:

  • https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nguoi-benh-gout-nen-uong-nuoc-gi-de-cai-thien-suc-khoe.html
  • https://thuocdantoc.vn/benh/nuoc-che-va-benh-gout-nhung-dieu-khong-phai-ai-cung-biet

Bài viết liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *