Bệnh viêm khớp thái dương hàm có nguy hiểm không?

Bệnh viêm khớp thái dương hàm có nguy hiểm không?

Bệnh viêm khớp thái dương hàm có nguy hiểm không?

Viêm khớp thái dương hàm là căn bệnh khá phiền toái, chúng ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, nói và hoạt động của cơ miệng. Nếu vậy thì bệnh viêm khớp thái dương hàm có nguy hiểm không? Hãy cùng Sống Khỏe Mỗi Ngày tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây của Sống Khỏe Mỗi Ngày nhé.

1. Bệnh viêm khớp thái dương hàm có nguy hiểm không?

Với câu hỏi bệnh viêm khớp thái dương hàm có nguy hiểm không thì căn bệnh này không quá nguy hiểm nhưng chúng khiến khớp cắn bị rối loạn, ăn uống khó khăn. Các hoạt động đơn giản như há miệng nói, nhai nuốt… cũng khó khăn.

Khi bệnh không được điều trị kịp thời, triệt để sẽ dẫn tới các biến chứng nặng hơn: Cơ nhai bị phình đại, mặt mất cân đối, đau đầu, tai bị đau và ù, đau răng và thính lực bị ảnh hưởng.

Biến chứng nguy hiểm nhất là giãn khớp, từ đó là tăng nguy cơ trật và dính khớp, thủng đĩa khớp gây phá hủy đầu xương, khu vực khớp cứng khiến người bệnh không há miệng được.

1.1. Viêm khớp thái dương hàm nổi hạch có nguy hiểm không?

Viêm khớp thái dương hàm nổi hạch là tình trạng rối loạn ở khớp hàm và phần cơ mặt xung quanh. Triệu chứng thường gặp là nổi hạch, đau nhức phần hạch ở vùng cổ và ảnh hưởng đến các bộ phận xung quanh.

Bệnh viêm khớp thái dương hàm có nguy hiểm không?
Bệnh viêm khớp thái dương hàm nổi hạch

Triệu chứng ban đầu của bệnh rất mơ hồ và khó có thể nhận biết. Điều này khiến cho người bệnh chủ quan không chú ý đến sức khỏe của mình và dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm như:

Đau nhức dữ dội ở khớp thái dương hàm

Ban đầu chỉ là cơn đau nhẹ, sẽ tự khỏi nhưng càng về sau đau càng nặng, đau liên tục, đặc biệt là vị trí nổi hạch, khiến bệnh nhân vô cùng mệt mỏi.

Không thể cử động khớp hàm

Khi bệnh viêm khớp thái dương hàm nổi hạch tiến triển nặng, người bệnh sẽ không thể cử động được khớp hàm bởi cơn đau liên tục diễn ra và khớp hàm bị cứng. Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ rất dễ đối diện với tình trạng viêm khớp thái dương hàm mãn tính, không thể há miệng được.

Mỏi hàm, khi nhai có tiếng lục cục

Người mắc phải tình trạng viêm khớp thái dương hàm nổi hạch thường gặp phải tình trạng mỏi hàm, chỉ một cử động nhẹ ở hàm cũng gây đau đớn. Trong quá trình nhai, còn xuất hiện tiếng kêu lục cục trong miệng, khiến cho việc nhai thức ăn gặp nhiều khó khăn.

Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, nóng sốt

Hạch nổi càng lớn thì sức khỏe của người bệnh càng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đặc biệt, bạn có thể gặp phải những cơn sốt, nóng, khó chịu trong người, nhất là khoảng thời gian chiều tối.

Cơ nhai phì đại, biến dạng khuôn mặt

Viêm khớp thái dương hàm có nguy hiểm không? Thực tế nhiều người bệnh đã gặp phải tình trạng cơ nhai phì đại, sưng to lên khiến gương mặt bị mất cân đối. Có thể một bên mặt hoặc ở hai bên mặt bị sưng phù lên, thậm chí biến dạng.

Giãn khớp quai hàm

Lúc đầu, bạn chỉ bị dính giữa phần đĩa khớp với các đầu xương. Khi bệnh nặng hơn sẽ gây thủng đĩa khớp, phá hủy các đầu xương khiến khớp bị xơ cứng.

Tóm lại, mặc dù bệnh viêm khớp thái dương hàm không quá nguy hiểm nhưng khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi ăn uống và nói chuyện. Về lâu dài sẽ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm, do đó, bạn nên cần hết sức thận trọng và tìm hiểu phương pháp điều trị căn bệnh này càng sớm càng tốt.

1.2. Điều trị bệnh viêm khớp Thái Dương Hàm

Điều trị bảo tồn

Đầu tiên bệnh nhân sẽ trải qua thăm khám, xác định các vùng tổn thương chuẩn xác. Tùy vào thể bệnh mà hướng dẫn bài tập vận động hàm. Đó giống như những bài tập thể dục cơ chức năng giúp cơ vận động đều đặn hơn, điều hòa hơn

Các cản trở cắn cũng được điều chỉnh, tuy nhiên sẽ không điều chỉnh xâm lấn mà chỉ tạo các tiếp xúc đều tại tương quan tâm khi có điểm chạm đều cả 2 vùng bên trái và bên phải mỗi vùng chạm ít nhất 2 cặp răng trên dưới là được. Cản trở bên làm việc, bên thăng bằng cũng bị loại bỏ. Mài chỉnh khớp cắn tiến hành trong 3 lần hẹn, mỗi lần hẹn cách nhau 2 tuần.

Sau khi hoàn tất điều chỉnh khớp cắn bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân mang máng nhai ban đêm, nếu có đau cấp tính thì sẽ đeo cả ngày rồi rút dần thời gian lại.

Điều trị xâm lấn can thiệp lên răng

Các biện pháp thay đổi khớp cắn cũng có thể nghĩ đến như tái tạo hướng dẫn răng nanh, làm phục hình răng sứ, chỉnh nha giúp đều đặn lại cung hàm cũng như vận động khớp trơn tru hơn.

Trường hợp bệnh nhân cắn sâu liên hệ mật thiết với TMD, vì vậy sau khi triệu chứng ổn định tương đối, một liệu pháp niềng răng giải cắn sâu, giải nén lồi cầu sẽ rất hiệu quả.

Một số can thiệp chỉnh nha khác như trường hợp cắn hở do tiêu lồi cầu. Nha sĩ sẽ theo dõi khi tình trạng tiêu ngừng tiến triển sẽ xoay mặt phẳng cắn khớp loại bỏ cắn hở đồng thời giảm lực nén tạo điều kiện cho một sự tái cấu trúc lồi cầu tốt hơn.

2. Lưu ý cho người bị viêm khớp thái dương hàm

Ngoài việc cải thiện tình trạng viêm khớp thái dương hàm bằng thuốc và các phương pháp điều trị thì chế độ ăn uống và nghỉ ngơi cũng rất quan trọng. Điều này có khả năng quyết định tình trạng bệnh thuyên giảm hay nặng thêm. Ngoài ra, bệnh nhân còn cần phải chú ý các điều sau:

2.1. Lựa chọn thực phẩm phù hợp

Khi bị vấn đề về răng miệng nói chung và viêm khớp thái dương hàm nói riêng bạn cần phải chú ý hơn trong việc lựa chọn thực phẩm. Bạn cần ưu tiên lựa chọn các loại thực phẩm ẩm, mềm, dễ nhai nuốt để hạn chế các ảnh hưởng đến xương hàm. Đồng thời, không nên nhai quá lâu hay nhai 1 bên để tránh lệch hàm.

Bệnh viêm khớp thái dương hàm có nguy hiểm không?
Người bị viêm khớp thái dương hàm nên ưu tiên lựa chọn các thực phẩm mềm, dễ nhai

2.2. Giảm đau bằng túi chườm

Cảm giác đau đớn là điều không thể tránh khỏi khi bị viêm khớp thái dương hàm. Điều này ảnh hưởng nhiều đến chế độ sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. Vì thế, để xua tan những cơn đau này, bạn có thể sử dụng miếng nhiệt giảm đau hay túi chườm. Tuy nhiên, cách này chỉ có tác dụng tạm thời, muốn cơn đau biến mất hẳn cần can thiệp điều trị.

2.3. Mát xa

Mát xa là cách để chúng ta thư giãn mỗi khi căng thẳng hay mệt mỏi. Nhưng ít người biết rằng, mát xa còn là cách để cải thiện tình trạng viêm khớp thái dương hàm hiệu quả. Mỗi ngày bạn chỉ cần bỏ ra 10 – 15 phút để thực hiện các động tác mát xa vùng dưới hàm. Hãy duy trì thực hiện để thấy được hiệu quả rõ rệt bạn nhé.

2.4. Sử dụng thuốc đúng cách

Có thể thấy rằng, thuốc là yếu tố quan trọng trong việc điều trị các bệnh lý. Không sử dụng thuốc, bệnh sẽ khó điều trị và thời gian điều trị dài hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng thuốc để mang lại hiệu quả tối ưu. Trong đó, khi bị viêm khớp thái dương hàm, bạn tuyệt đối phải uống đúng thuốc, đúng liều lượng và tuân thủ các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Nếu trong trường hợp bệnh nhân được chỉ định dùng tấm đeo nhựa khi điều trị, dù nó có gây cản trở cho bạn thì tuyệt đối không được tác động đến. Bạn chỉ cần thực hiện đúng như chỉ dẫn của các bác sĩ để hạn chế tình trạng lệch hàm và bệnh nặng thêm.

Ngoài ra, song song với quá trình sử dụng thuốc bạn cũng cần phải đến bệnh viện thăm khám thường xuyên để theo dõi tình trạng bệnh. Đồng thời, việc này cũng giúp phát hiện các tác dụng phụ do thuốc điều trị gây ra. Ngoài ra, nếu nhận thấy tình trạng hàm không thể mở ra cũng như đóng lại thì cần để ngay các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, hạn chế các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Bệnh viêm khớp thái dương hàm có nguy hiểm không?
Sử dụng thuốc cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ

Có thể thấy rằng, viêm khớp thái dương hàm không phải bệnh lý khá nguy hiểm, không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, khi gặp phải tình trạng này, bệnh nhân phải đối mặt với nhiều vấn đề như khó khăn trong việc ăn nói, nhai nuốt hay là những cơn đau thường trực. Tất cả những điều này ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì thế, việc nhận biết dấu hiệu viêm khớp thái dương hàm để điều trị bệnh là điều vô cùng cần thiết.

 Nguồn tham khảo: 

  • https://medlatec.vn/tin-tuc/viem-khop-thai-duong-ham-nguy-hiem-nhu-the-nao-s99-n28587
  • https://nhakhoathuyanh.com/viem-khop-thai-duong-ham-co-nguy-hiem-khong-nha-khoa-thuy-anh/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *