Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ - Dấu hiệu và cách điều trị

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ – Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Trong nhiều năm trở lại đây, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ hay thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ đang trở thành một trong nhiều vấn đề sức khỏe phổ biến nhất. Tuy nhiên, rất nhiều người chưa hiểu rõ về căn bệnh này, dẫn đến tình trạng điều trị chậm trễ, rủi ro phát sinh biến chứng tăng lên, bao gồm cả nguy cơ bại liệt. Hãy cùng Sống Khỏe Mỗi Ngày tham khảo bài viết sau đây nhé.

1. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là gì?

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống cổ thoát khỏi bao xơ, từ đó gây nên bệnh lý chèn ép các rễ thần kinh hoặc tủy sống cổ.

Trong cơ thể, “cầu nối” giữa đầu và xương sống chính là cột sống cổ. Bộ phận này được hình thành từ bảy đốt sống, được đánh số từ C1 – C7 và nối liền với nhau bằng đĩa đệm. Mặc dù thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6 là phổ biến nhất, nhưng thực tế, bất kỳ vị trí đốt sống cổ nào cũng có thể chịu thương tổn.

2. Thoát vị đĩa đệm ở cổ do những nguyên nhân nào?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến đĩa đệm bị thoát vị. Trong đó phổ biến là các nguyên nhân như:

2.1. Tuổi tác

Đĩa đệm sẽ dễ bị thoát vị hơn do hao mòn theo thời gian. Khi còn trẻ, đĩa đệm của chúng ta có rất nhiều nước. Nhưng khi chúng ta già đi, lượng nước trong đĩa đệm giảm dần khiến đĩa đệm kém linh hoạt hơn. Điều này nghĩa là khi bạn di chuyển hoặc vặn cổ, đĩa đệm có khả năng bị rách hoặc thoát vị.

2.2. Di truyền

Di truyền cũng là một trong những yếu tố khiến bạn đối mặt với nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cổ. Cụ thể, nếu trong gia đình bạn có người bị thoát vị đĩa đệm cổ, bạn cũng có thể mắc bệnh.

2.3. Lối sống kém lành mạnh

Những thói quen kém lành mạnh như sử dụng thuốc lá, lười tập thể dục thường xuyên và dinh dưỡng không đầy đủ sẽ góp phần làm cho sức khỏe đĩa đệm dần kém đi. Vì thế, bạn cần tránh xa hoặc thay đổi những thói quen này.

2.4. Tư thế sai

Tư thế sai kết hợp với vận động không chính xác có thể gây thêm áp lực cho cột sống cổ. Bên cạnh đó, những người lao động bốc vác hay thường xuyên phải chịu lực nặng lên cột sống cổ cũng là đối tượng dễ mắc phải các tình trạng về đĩa đệm.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Tư thế ngồi sai khi sử dụng điện thoại có thể khiến bạn đối mặt với thoát vị đĩa đệm ở cổ

3. Làm thế nào để nhận biết thoát vị đĩa đệm cột sống cổ?

Để xác định tình trạng đĩa đệm cổ bị thoát vị, bác sĩ sẽ xem xét các dấu hiệu:

3.1. Dấu hiệu lâm sàng

  • Cơn đau bắt đầu tại từ 1 đến 2 đốt sống cổ, sau đó dần lan ra vùng bả vai, cánh tay và cả sau đầu, hốc mắt.
  • Cảm giác tê ngứa từ cổ lan ra toàn thân rồi đến chân tay (đĩa đệm bị thoát vị chèn ép vào tủy sống) hoặc cảm giác tê ngứa ở vùng cánh tay, bàn và ngón tay (đĩa đệm bị thoát vị chèn ép vào dây thần kinh)
  • Khó gập ngửa hoặc xoay đầu. Đồng thời việc đưa tay ra sau lưng, giơ tay lên cao hoặc đi bộ cũng không thoải mái như trước.
  • Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm khác: đau một bên lồng ngực, táo bón, khó tiểu, khó thở…

3.2. Cận lâm sàng

Các dấu hiệu này chỉ có thể nhận thấy khi chụp MRI như:

  • Đĩa đệm thoát vị ra trước hoặc sau.
  • Phát hiện khối nhân nhầy không ở vị trí bình thường.
  • Cấu trúc cột sống, thân đốt sống bị thay đổi, chiều cao đốt sống giảm.
  • Rễ dây thần kinh hoặc tủy sống có dấu hiệu bị chèn ép.

3.3. Dấu hiệu tăng theo cấp độ

  • Cấp độ 1: Khi mới bắt đầu, người bệnh sẽ có cảm giác cổ hơi bị cứng, khó xoay và hơi đau mỗi lần cúi hoặc ngửa đầu. Thế nhưng, cơn đau sẽ xuất hiện và lan dần xuống vai, đau hơn khi làm việc nặng, mức độ tăng dần từng ngày.
  • Cấp độ 2: Cơn đau kéo dài từ gáy ra sau đầu và tai. Khi vận động liên quan đến cổ, thậm chí chỉ xoay nhẹ cổ cũng có thể bị vướng và đau, thậm chí bị vẹo cổ.
  • Cấp độ 3: Nhức ở vùng chẩm, vùng trán, gáy và lan xuống bả vai. Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị đau, tê bì một bên hoặc cả hai bên cánh tay. Đôi khi có thể xuất hiện triệu chứng nấc cụt, ngáp chảy nước mắt và chóng mặt khi hoạt động.

4. Bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ có nguy hiểm không?

Ngày nay, tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ không còn là vấn đề xa lạ với mọi người. Do đó, không ít người bệnh mang tâm lý chủ quan, dẫn đến việc điều trị chậm trễ. Điều này có nguy cơ gây phát sinh hàng loạt biến chứng nghiêm trọng. Các biến chứng thoát vị đĩa đệm cổ thường gặp bao gồm:

4.1. Thiếu máu não

Đôi khi, hệ động mạch đốt sống cũng sẽ chịu tác động tiêu cực từ tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Đĩa đệm bị thoát vị có thể làm cho tuần hoàn máu lên não bị cản trở, dẫn đến tình trạng thiếu máu não.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Thiếu máu não là một trong những biến chứng thoát vị đĩa đệm cổ vô cùng nguy hiểm

4.2. Hẹp ống sống cổ

Người bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ còn có nguy cơ đối mặt với chứng hẹp ống sống cổ. Cơ thể sẽ cảnh báo tình trạng này bằng những dấu hiệu như đau mỏi vùng vai gáy, tê yếu tay chân…

Theo bác sĩ, cơn đau có xu hướng thuyên giảm khi bạn phân tán bớt áp lực ở vùng cổ – vai khi nằm hoặc thả lỏng cơ thể. Ngược lại, cường độ đau sẽ dữ dội hơn khi bạn duy trì tư thế thẳng lưng trong thời gian dài.

4.3. Hội chứng chèn ép tủy

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là một trong các nguyên nhân phổ biến của hội chứng chèn ép tủy. Nếu không sớm được điều trị, bạn có nguy cơ tàn tật vĩnh vĩnh viễn hoặc thậm chí là tử vong.

4.4. Liệt vĩnh viễn

Nếu tình trạng đĩa đệm đè lên tủy sống cổ tiếp tục kéo dài, các biểu hiện như đau nhức, tê ngứa tứ chi hay suy yếu cơ không những không biến mất mà còn có thể trở nặng, từ đó dẫn đến liệt vĩnh viễn.

5. Biện pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

5.1. Thuốc giảm đau

Nhóm thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID) như naproxen, ibuprofen… hay thuốc ức chế men COX-2 thường được bác sĩ chỉ định với mục đích giúp người bệnh xoa dịu cơn đau khó tả ở cổ, vai gáy, đầu…

5.2. Phẫu thuật

Nếu bệnh tiến triển nghiêm trọng, bạn có thể cần dùng đến phương án phẫu thuật để chấm dứt tình trạng trên. Đặc biệt, cách chữa trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ này thường áp dụng đối với trường hợp triệu chứng đau nhức kéo dài từ 6 – 12 tuần.

Tuy nhiên, theo thống kê, chỉ 5% trường hợp người bệnh thực sự cần đến phẫu thuật.

5.3. Cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ không dùng thuốc và không phẫu thuật

Thực tế, kể cả khi phẫu thuật, tình trạng đĩa đệm bị thoát vị vẫn không thể đảm bảo được chữa lành hoàn toàn. Bên cạnh đó, bạn còn có nguy cơ phải đối mặt với những biến chứng sau ca mổ, điển hình như nhiễm trùng, tổn thương thần kinh, tê yếu cơ vùng cột sống,…

Mặt khác, uống thuốc giảm đau chỉ mang lại tác dụng xoa dịu tạm thời. Việc sử dụng thuốc liên tục trong thời gian dài còn vô tình tác động đến sức khỏe của hàng loạt cơ quan nội tạng quan trọng, chẳng hạn như gan, thận, dạ dày.

Do đó, để khắc phục nhược điểm của hai biện pháp trên, Trị liệu thần kinh cột sống đã được nhiều chuyên gia công nhận là phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ không xâm lấn theo hướng không dùng thuốc hay phẫu thuật.

Trị liệu thần kinh cột sống

Ở các nước châu Âu và Hoa Kỳ, trị liệu thần kinh cột sống được xem là cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ tối ưu. Nhiều nhà nghiên cứu còn đánh giá cách chữa trị trên như một phương pháp trị liệu chuyên sâu và hữu hiệu.

Sau liệu trình điều trị, hơn 80% trường hợp người bệnh nhận thấy chất lượng cuộc sống của họ cải thiện rõ rệt.

Để tiến hành biện pháp này, các bác sĩ với chuyên môn cao sẽ dùng tay tác động một lực vừa phải để điều chỉnh lại cấu trúc sai lệch của khớp xương và đĩa đệm, từ đó giảm tình trạng chèn ép ở dây thần kinh. Đồng thời, chỉnh nắn cột sống còn có tác dụng tái thiết lập sự cân bằng và kích hoạt khả năng tự phục hồi của cơ thể.

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng

Cùng với sự hỗ trợ từ nhiều thiết bị hiện đại như thiết bị giảm áp Vertetrac, sóng xung kích Shockwave, máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS… liệu pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng không chỉ thúc đẩy quá trình chữa lành của cơ thể mà còn nâng cao hiệu quả của việc hồi phục các mô bị tổn thương.

Phương pháp trị liệu Pneumex PneuBack

Đây là công nghệ mới đến từ Mỹ, giúp hỗ trợ điều trị và phục hồi chức năng cho bệnh nhân bằng việc kết hợp thực hiện kéo giảm áp cột sống toàn diện với 4 loại máy khác nhau, tác động toàn phần trên cơ thể thay vì chỉ một phần như các loại máy truyền thống khác, mang lại hiệu quả vượt trội khi các phương pháp giảm áp khác không đáp ứng điều trị.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Các thiết bị được sử dụng trong liệu trình Pneumex PneuBack có thể tạo ra sự rung lắc trong quá trình giảm áp, giúp đĩa đệm thoát vị trở về vị trí cũ

Liệu trình điều trị Pneumex PneuBack gồm 7 bước:

  • 1. Định vị tư thế với thiết bị PneuMap
  • 2. Giảm áp xung động cột sống với bàn PneuVibro
  • 3. Phân tích và điều chỉnh dáng đi bằng thiết bị Pneuweight Treadmill
  • 4. Giảm áp không trọng lực bằng ghế PneuBack Chair
  • 5. Tập giãn cơ lưng với ghế Back Stretch Chair
  • 6. Sử dụng PneuBack Chair để tập phục hồi cơ bắp
  • 7. Tập những bài tập được thiết kế riêng cùng máy PneuVibro

Kết hợp với Trị liệu thần kinh cột sống, Pneumex PneuBack là phương pháp tập hợp các ưu điểm của tập vật lý trị liệu và giảm áp kết hợp tần số rung, giúp những ca bệnh nặng như mất khả năng đi lại phục hồi nhanh chóng mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật.

Xem thêm: Bài tập yoga cho người thoát vị đĩa đệm

6. Đừng quên phòng ngừa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ!

Đĩa đệm sau khi thoát vị có thể kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm. Thêm vào đó, quá trình phục hồi cũng không dễ dàng. Đồng thời, bệnh còn có nhiều khả năng tái phát, kể cả sau khi điều trị thành công.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Giữ tư thế thẳng lưng khi ngồi làm việc và học tập là cách phòng ngừa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Do đó, để đảm bảo sức khỏe của bản thân, bạn nên chủ động phòng ngừa căn bệnh này ngay từ đầu bằng một số thói quen sống lành mạnh, ví dụ như:

  • Thường xuyên rèn luyện thể chất với cường độ vừa phải
  • Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh
  • Cẩn thận tư thế ngồi, nằm cũng như đi lại
  • Chú trọng chế độ ăn uống khoa học
  • Bỏ thuốc lá và hạn chế dùng thức uống chứa cồn như bia, rượu…
  • Đừng quên các buổi khám sức khỏe định kỳ

Trên đây là những điều cần biết về thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Bệnh hoàn toàn có thể khắc phục nếu người bệnh được tiếp cận phương pháp điều trị phù hợp. Vì thế, nếu nhận thấy các cơn đau bất thường ở cổ, bạn nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa xương khớp để được thăm khám và điều trị đúng cách.

Nguồn: https://acc.vn/thoat-vi-dia-dem-cot-song-co/ 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *