12 mẹo chữa tràn dịch khớp gối hiệu quả tại nhà

mẹo chữa tràn dịch khớp gối

Khớp gối là một trong những khớp hoạt động nhiều, chịu tải trọng lớn. Khi bị tràn dịch khớp gối người bệnh sẽ bị sưng, đau, khó khăn trong vận động. Việc áp dụng một số mẹo chữa tràn dịch khớp gối sẽ giúp giảm bớt tình trạng này. Hãy cùng Sống Khỏe Mỗi Ngày tìm hiểu ngay bài viết sau đây nhé:

1. Ưu và nhược điểm của mẹo chữa tràn dịch khớp gối

Tràn dịch khớp gối là tình trạng dịch khớp tiết ra nhiều bất thường, tích tụ tại ổ khớp gây sưng, đau khớp, khó khăn trong cử động. Tình trạng này cần sớm được điều trị để ngăn ngừa bệnh nặng thêm gây biến chứng nguy hiểm.

Bên cạnh những phương pháp điều trị đặc hiệu, việc áp dụng một số mẹo chữa tràn dịch khớp gối cũng có khả năng hỗ trợ, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn. Ưu điểm của các mẹo này có thể kể đến là:

  • Hỗ trợ giảm bớt tình trạng đau nhức, sưng tại khớp
  • Hỗ trợ cải thiện khả năng vận động
  • Các cách chữa tràn dịch khớp gối tại nhà này khá đơn giản, có thể tự thực hiện.
  • Tiết kiệm chi phí khi nguyên liệu có thể dễ dàng tìm mua với giá rẻ.

Tuy nhiên, nhược điểm của các mẹo này là không tác động vào tận gốc để điều trị triệt để bệnh mà chỉ mang tính hỗ trợ. Hơn nữa một số mẹo đòi hỏi bạn phải dành thời gian, công sức để chuẩn bị và thực hiện.

2. Mẹo chữa tràn dịch khớp gối hiệu quả

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết một số mẹo trị tràn dịch khớp gối mà bạn có thể tham khảo. Bạn có thể lựa chọn một hoặc một vài mẹo để áp dụng.

2.1. Nghỉ ngơi, hạn chế vận động

Trong thời điểm khớp gối bị sưng, đau nhức điều cần thiết là bạn không nên vận động gắng sức. Vận động nhiều sẽ khiến các triệu chứng thêm nghiêm trọng. Bạn nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động để giảm áp lực lên khớp gối.

2.2. Kê cao đầu gối

mẹo chữa tràn dịch khớp gối
Kê cao đầu gối giúp giảm ứ dịch

Để giảm đau, giảm tình trạng ứ dịch tại đầu gối bạn nên kê cao đầu gối khi ngủ. Bạn có thể dùng gối để dưới đầu gối sao cho đầu gối cao hơn tim. Phương pháp này cũng giúp bạn dễ ngủ hơn.

2.3. Mẹo chườm lạnh chữa tràn dịch khớp gối

Chườm lạnh là biện pháp tác động tại chỗ vào vị trí khớp gối để giảm sưng tấy. Chườm lạnh thường được áp dụng khi khớp mới bị sưng, ngay sau chấn thương. Bạn chỉ cần chuẩn bị một túi chườm đá hoặc khăn bọc đá rồi chườm lên vùng đầu gối trong 15 phút. Lưu ý không nên chườm lên vùng da có vết thương hở, không chườm đá trực tiếp lên da.

2.4. Chườm nóng

Sau một vài ngày tình trạng sưng giảm bớt bạn có thể chườm nóng bằng túi chườm, khăn ấm. Lưu ý tới nhiệt độ để tránh bị bỏng. Biện pháp này giúp giảm đau nhức, giãn cơ, tăng tuần hoàn máu

mẹo chữa tràn dịch khớp gối
Chườm nóng giúp giảm đau nhức

2.5. Xoa bóp

Nhiều người không khỏi thắc mắc tràn dịch khớp gối có nên xoa bóp không. Băn khoăn này không phải không có cơ sở bởi việc tác động mạnh có thể làm tổn thương da, mô mềm.

Để đảm bảo an toàn bạn có thể cần tới sự trợ giúp của người có chuyên môn, nhân viên y tế. Lưu ý là chỉ dùng lực nhẹ nhàng, xoa theo chuyển động tròn quanh gối và các vùng lân cận, chỉ massage khi khớp đã giảm sưng.

2.6. Chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu

Ngải cứu xuất hiện trong nhiều bài thuốc chữa đau nhức xương khớp. Ngải cứu có chứa thành phần giúp giảm đau, chống viêm. Bạn có thể chuẩn bị thuốc chườm chữa tràn dịch khớp gối từ ngải cứu như sau:

  • Rửa sạch, để ráo một bó ngải cứu.
  • Sao nóng ngải cứu trên chảo cùng với 1 thìa muối biển.
  • Để hỗn hợp nguội bớt rồi bọc vào khăn sạch và chườm lên đầu gối bị đau trong 15 phút.
mẹo chữa tràn dịch khớp gối
Ngải cứu có chứa thành phần giúp giảm đau, chống viêm

2.7. Gừng và ngải cứu

Gừng có khả năng kích thích lưu thông khí huyết, ngăn ngừa đau nhức xương khớp. Việc kết hợp gừng với ngải cứu sẽ giúp gia tăng hiệu quả.

  • Rửa sạch 1 củ gừng tươi và 1 nắm ngải cứu rồi để ráo.
  • Cắt nho gừng và ngải cứu rồi giã dập.
  • Sao hỗn hợp trên chảo nóng.
  • Để hỗn hợp nguội bớt rồi dùng khăn bọc hỗn hợp chườm lên vùng đầu gối bị tràn dịch trong vòng 15 phút.

2.8. Chữa tràn dịch khớp gối bằng lá lốt

Một trong những mẹo dân gian trị thoái hóa khớp gối quen thuộc khác là sử dụng lá lốt. Lá lốt có khả năng tiêu viêm, chỉ thống, tan huyết ứ.

  • Lấy 15g lá lốt tươi rửa sạch rồi ngâm với nước muối pha loãng trong 10 phút.
  • Vớt lá ra sắc với 500ml nước trong 15 phút với lửa nhỏ.
  • Chắt lấy nước, chia làm 3 lần uống trong ngày.
mẹo chữa tràn dịch khớp gối
Lá lốt có khả năng tiêu viêm

2.9. Cây gối hạc

Cây gối hạc cũng được sử dụng để chữa tràn dịch khớp gối.

  • Rửa sạch, để ráo 50g rễ cây gối hạc.
  • Thái lát mỏng rễ cây rồi đem phơi khô dưới nắng.
  • Sắc cùng 500ml nước trên lửa nhỏ cho tới khi còn 250ml nước thì tắt bếp.
  • Chắt lấy nước uống trong ngày.

2.10. Mẹo chữa tràn dịch khớp gối bằng củ đinh lăng

Nhắc tới cách trị đau đầu gối tại nhà không thể quên củ đinh lăng. Đông y cho rằng đinh lăng giúp kích thích lưu thông máu, giảm đau nhức xương khớp. Do đó, loại cây này xuất hiện trong các bài thuốc chữa đau lưngthoái hóa khớp gối

  • Rửa sạch, thái lát mỏng 50g củ đinh lăng tươi.
  • Cho đinh lăng đã thái lát vào sắc củng 1 lít nước cho tới khi còn 300ml thì tắt bếp.
  • Chắt lấy nước, chia làm 3 lần uống trong ngày.
mẹo chữa tràn dịch khớp gối
Đinh lăng giúp kích thích lưu thông máu, giảm đau nhức xương khớp

2.11. Lá đinh lăng

Ngoài cách sử dụng củ đinh lăng, bạn cũng có thể dùng lá đinh lăng.

  • Rửa sạch một nắm lá đinh lăng, ngâm với nước muối loãng trong 10 phút rồi để ráo.
  • Giã nát lá đinh lăng rồi đắp vào đầu gối bị sưng đau trong 20 phút.

2.12. Mẹo chữa tràn dịch khớp gối từ cây phèn đen

Bạn có thể tìm thấy loại cây này mọc hoang ở nhiều vùng quê ở nước ta. Lá cây phèn đen có tác dụng giảm nóng rát, tán ứ, giảm phù ở đầu gối.

  • Rửa sạch 30g lá phèn đen, ngâm nước muối loãng trong 15 phút.
  • Để ráo nước rồi giã nát lá phèn đen.
  • Đắp lá phèn đen trực tiếp lên khớp gối trong 20 phút.
mẹo chữa tràn dịch khớp gối
Cây phèn đen giúp giảm phù ở đầu gối

3. Một số lưu ý

Trong quá trình áp dụng các mẹo trên, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng các mẹo trên.
  • Nếu dị ứng với bất kỳ thành phần nào bạn không nên áp dụng.
  • Trong quá trình áp dụng nếu cơ thể xuất hiện dấu hiệu bất thường hãy ngưng ngay và báo cho bác sĩ.
  • Các mẹo này chỉ mang tính hỗ trợ, bạn không nên quá lạm dụng hoặc quá kỳ vọng vào kết quả.
  • Kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học. Bổ sung thực phẩm giàu omega-3, canxi, vitamin D, K, A, C, chất xơ… như cá béo, sữa, quả mọng, rau xanh… Hạn chế thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, nhiều đường, muối, rượu bia…

Bài viết trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế chỉ định của bác sĩ. Tốt nhât là bạn nên tới các cơ sở y tế để được thăm khám và xác định chính xác tình trạng bệnh.

Nguồn: https://tambinh.vn/meo-chua-tran-dich-khop-goi/

Bài viết liên quan:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

error: Content is protected !!