Ngồi bị Đau Xương Mông - Nguyên nhân và cách điều trị

Ngồi bị đau xương mông – Nguyên nhân và cách điều trị

Ngồi bị đau xương mông

Đau xương mông có thể là tình trạng cho thấy bạn có thể gặp phải một số bệnh lý nguy hiểm. Những cơn đau có thể xuất hiện do tình trạng đau thần kinh tọa, đau cơ quả lê hoặc viêm bao hoạt dịch. Tình trạng này khá phổ biến với dân văn phòng và người thường xuyên tập thể thao quá sức. Vậy nguyên nhân và cách điều trị tình trạng đau vùng mông như nào? Cùng Sống Khỏe Mỗi Ngày tìm hiểu những thông tin về bệnh đến này qua bài viết dưới đây nhé.

1. Đau xương mông và những thông tin có liên quan

Xương vùng mông là bộ phận dễ bị đau nhưng ít được chú ý. Vùng mông cấu tạo bởi mô mỡ và cơ là chủ yếu. Tuy nhiên, những va chạm do tai nạn do vận động, chơi thể thao cũng có thể khiến xương vùng mông bị ảnh hưởng.

Vùng cơ mông có ba nhóm chính là cơ mông lớn, cơ mông nhỏ, cơ mông bé. Vùng mông có vai trò trong việc duỗi khớp hông và ổn định khớp hông. Người bệnh thường dễ bỏ qua những cơn đau ở vùng mông do không nhìn thấy và tâm lý chủ quan. Tuy nhiên, nhiều người để bệnh kéo dài dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Bởi vậy, bạn cần theo dõi và điều trị sớm những cơn đau ở vùng cơ và xương mông.

Đau xương mông

Những cơn đau xương ở vùng mông thường xuất hiện nhanh và đột ngột. Bởi vậy, người bệnh thường có tâm lý chủ quan khi xuất hiện những cơn đau này. Nhiều người bị đau lưng dẫn đến các cơn đau xuất hiện ở vùng xương mông. Lúc này, các cơn đau kéo dài, ê buốt và xuất hiện cảm giác tê bì. Những cơn đau xuất hiện nhiều hơn khi bạn ngồi lâu tại một vị trí cố định. Đặc biệt, các cơn đau xuất hiện nhiều về đêm khiến việc nghỉ ngơi không ổn định. Điều này dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể, mệt mỏi, stress do những cơn đau xuất hiện.

2. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng đau vùng mông

Những nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau vùng xương mông gồm:

  • Do chấn thương vùng mông: những va đập mạnh như tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn khi chơi thể thao có thể khiến vùng mông bị ảnh hưởng. Lúc này, các cơ và xương ở mông bị chèn ép, đau nhức. Người bệnh thường xuất hiện tình trạng bầm tím ở vùng mông xuất hiện với cơn đau.
  • Do căng cơ: nhiều người bệnh tập thể dục quá mức, khiến cơ thể bị mất nước hoặc tập thể dục sai tư thế có thể dẫn đến tình trạng căng cơ. Lúc này, vùng cơ và xương ở mông có thể bị sưng, cứng, việc đều gặp khó khăn.
  • Do đau thần kinh tọa: đây là triệu chứng dẫn đến những cơn đau dữ dội xuất hiện ở vùng mông chạy dọc theo dây thần kinh tọa. Những cơn đau này có thể xuất hiện từ đầu đến cổ, lưng, mông, chân và bàn chân. Chủ yếu, người bệnh bị thoát vị đĩa đệm vùng lưng sẽ xuất hiện những cơn đau ở xương mông. Bởi vậy, người tuổi cao có nguy cơ gặp các cơn đau vùng mông nhiều hơn người ít tuổi.
  • Do tình trạng viêm bao hoạt dịch: khi bao chứa dịch xung quanh các khớp và đệm cho xương khớp bị viêm người bệnh sẽ bị đau. Vùng xương mông cũng có thể gặp phải tình trạng này. Các cơn đau lan xuống phía sau đùi, đau khi ngồi nhiều hơn và có thể xuất hiện phù nề.
  • Do tình trạng thoát vị đĩa đệm kéo dài: những người bị thoát vị đĩa đệm lưng sẽ rất dễ bị thoát vị lan xuống vùng mông. Lúc này, các cơn đau âm ỉ kéo dài, người bệnh có cảm giác tê bì châm chích ở vùng mông. Người bệnh tuổi cao, xương khớp bị thoái hóa có nguy cơ bị thoát vị nhiều hơn so với người ít tuổi.
  • Tình trạng rối loạn chức năng khớp vùng chậu: khớp chậu và xương chậu có mối liên quan mật thiết với nhau. Khi các khớp ở vùng chậu bị viêm, người bệnh có thể xuất hiện những cơn đau nhức ở vùng mông. Những cơn đau có thể kéo dài và lan đến bàn chân rất khó chịu.
  • Do tình trạng viêm khớp: khi người bệnh bị viêm khớp và đau cứng khớp những cơn đau sẽ khiến vùng mông của bạn bị đau kéo dài. Những cơn đau buốt, xuất hiện với tình trạng nổi đỏ, sưng và phù nề.

3. Điều trị tình trạng đau xương mông hiệu quả hiện nay

3.1. Khi nào người bệnh đau xương vùng mông cần đến gặp bác sĩ

Tình trạng đau xương mông khiến rất nhiều người gặp khó khăn khi di chuyển và đi lại. Bạn cần đến thăm khám và điều trị tại các cơ sở chuyên khoa khi xuất hiện những cơn đau. Đặc biệt, người bệnh cần đến thăm khám bác sĩ ngay nếu xuất hiện những triệu chứng sau:

  • Những cơn đau ở vùng mông dẫn đến tình trạng tê và yếu chân. Việc di chuyển và đi lại gặp nhiều khó khăn.
  • Người bệnh không thể điều chỉnh hoạt động cơ xương khớp bình thường.
  • Những cơn đau dữ dội, trầm trọng, đau buốt kéo dài.
  • Những cơn đau khiến người bệnh xuất hiện tình trạng suy nhược, sốt cao, ớn lạnh.
  • Các cơn đau không giảm ngay cả khi uống thuốc giảm đau tại nhà.

Đau xương mông

Để cải thiện tình trạng xương mông bị đau tại nhà, nhiều người lựa chọn phương pháp uống thuốc giảm đau. Các thuốc giảm đau chỉ có tác dụng tạm thời, không có tác dụng điều trị bệnh. Bởi vậy, bạn cần tìm đến các cơ sở chuyên khoa để điều trị sớm nhất.

Xem thêm: Đau xương cụt là bệnh gì, Có nguy hiểm không?

3.2. Những cách điều trị đau xương vùng mông hiệu quả nhất

Điều trị bằng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống đã và đang được nhiều bác sĩ lựa chọn. Đây là phương pháp an toàn, không dùng thuốc, không phẫu thuật. Người bệnh sẽ được các bác sĩ tác động lực vừa đủ để nắn chỉnh các đốt sống sai lệch về đúng vị trí. Vùng xương mông là vùng có thể gặp phải tình trạng sai lệch do ảnh hưởng của tình trạng thoát vị đĩa đệm lưng.

Khi điều trị, người bệnh sẽ được các bác sĩ đưa các đốt sống về đúng vị trí ban đầu. Cơ chế giải phóng sự chèn ép của các đốt sống bị sai vị trí khiến người bệnh giảm đau hiệu quả. Sau một thời gian điều trị, người bệnh sẽ được phục hồi chức năng của hệ cơ xương khớp. Những cơn đau vùng mông dần thuyên giảm và biến mất.

Ngoài ra, phương pháp vật lý trị liệu cũng được các bác sĩ hướng đến sử dụng cho các bệnh nhân. Những bài tập với tác dụng kéo giãn cơ, giảm áp lực, giảm đau. Các bài tập phù hợp sẽ giúp người bệnh cải thiện nhanh chóng các cơn đau, khả năng vận động và sinh hoạt sớm trở lại bình thường.

Phẫu thuật xương mông là lựa chọn cuối cùng khi điều trị nội khoa không phù hợp. Khi người bệnh xuất hiện những biến chứng của các cơn đau vùng mông, phương pháp phẫu thuật sẽ được lựa chọn. Tuy nhiên, đây là phương pháp có thể tiềm ẩn những rủi ro nên bạn cần tham khảo trước khi đưa ra quyết định của mình.

Trên đây là những thông tin cụ thể về tình trạng đau xương mông. Hy vọng, bài viết đã giúp bạn có cái nhìn toàn diện về tình trạng này. Người bệnh khi nhận thấy vùng xương mông có biểu hiện bất thường cần đến thăm khám và điều trị sớm tại những cơ sở uy tín.

Nguồn: https://phongkhammaple.vn/nguyen-nhan-dau-xuong-mong-va-cach-dieu-tri.html

Bài viết liên quan: 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *