Tràn dịch khớp gối nếu chủ quan sẽ gây phá hủy khớp gối, gây bại liệt, mất chức năng vận động. Vậy bạn đã biết những dấu hiệu tràn dịch khớp gối nào thường gặp? Làm sao để chữa tràn dịch khớp gối hiệu quả? Hãy cùng Sống Khỏe Mỗi Ngày tìm hiểu ngay bài viết sau đây nhé:
1. Thế nào là tràn dịch khớp gối?
Khớp gối là bộ phận có vai trò vô cùng quan trọng nhằm nâng đỡ trọng lượng cơ thể, giúp cơ thể di chuyển, vận động nhịp nhàng hơn. Dịch khớp gối sẽ giúp bôi trơn, giảm sự ma xát giữa hai đầu xương và nuôi dưỡng sụn khớp nhằm giúp cho cơ thể được di chuyển linh hoạt hơn.
Tràn dịch khớp gối là một dạng tổn thương gây ra do dịch trong khớp gối quá nhiều làm cho khớp gối bị sưng to, phù nề, gây đau đớn khi vận động hay đi lại…
2. Những dấu hiệu tràn dịch khớp gối không nên bỏ qua
Đầu gối sưng tấy là biểu hiện bệnh rõ nhất mà bạn có thể thấy. Tuy nhiên, nếu ở giai đoạn nhẹ, khi dịch khớp còn chưa tăng quá nhiều, độ sưng phồng chưa rõ rệt thì cách nhận biết bệnh lý này cần dựa trên những dấu hiệu đi kèm như:
- Đa phần các trường hợp đều chỉ xảy ra sưng phồng nhẹ ở một bên đầu gối.
- Đầu gối cảm thấy căng cứng, gặp khó khăn khi gập gối, duỗi thẳng, đi lại và vận động.
- Đầu gối bị đau nhức, nặng nề. Cơn đau thường đến bất ngờ chỉ vài chục phút rồi biến mất hoặc có khi kéo dài vài giờ và thậm chí là vài ngày.
- Sưng phồng lên, phù nề và nóng đỏ một bên chân
- Phía đầu gối bị tràn dịch sờ vào sẽ cảm thấy ấm, mềm hơn đầu gối còn lại.
- Người bệnh có thể gặp phải một số dấu hiệu đi kèm như tê chân, chân bị mất cảm giác, cứng khớp,…
3. Những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng tràn dịch khớp gối
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tràn dịch khớp gối, cũ thể như sau:
3.1. Bệnh lý về khớp
Một số bệnh lý mạn tính có thể dẫn đến tràn dịch khớp gối như: thoái hóa khớp, nhiễm trùng khớp, khớp dạng thấp, gout… Bệnh lý này gặp chủ yếu ở nhóm đối tượng trên 50 tuổi, quá trình lão hóa tự nhiên diễn ra khiến khớp gối trở nên yếu dần, dễ bị tổn thương và gây tràn dịch.
3.2. Chấn thương do chơi thể thao
Với các vận động viên hoặc người chơi thể thao nhiều có nguy cơ bị chấn thương nhiều hơn. Đặc biệt là những môn thể thao liên quan đến các chuyển động mạnh, đột ngột của khớp như bóng đá, bóng rổ… thì tỉ lệ bị tràn dịch khớp gối khá cao. Những chấn thương sau khi vận động quá sức, chơi thể thao hoặc tai nạn lao động gây giãn hoặc đứt dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, tổn thương mô mềm khớp gối, khiến sụn khớp bị tổn thương nghiêm trọng.
4. Tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không?
Là một căn bệnh phổ biến nhưng nhiều người lại chủ quan việc nhận biết tràn dịch khớp gối. Nhiều bệnh nhân khi đi khám đã ở tình trạng nặng, dịch tràn nhiều, có mủ, có hiện tượng nhiễm trùng. Điều này gây khó khăn trong quá trình điều trị. Tình trạng nhiễm trùng còn có thể gây bội nhiễm, phải điều trị phá hủy sụn hoặc mô xương gây ảnh hưởng đến chức năng của khớp gối sau này.
Do vậy, việc nhận biết tình trạng bệnh sớm là điều vô cùng cần thiết đối với bất cứ ai. Khi bị chấn thương, có va đập ở đầu gối hoặc thấy xuất hiện những dấu hiệu sưng đau, bầm tím vùng này cần phải đi khám và làm xét nghiệm hoặc chụp X-quang để xác định tình trạng bệnh. Nếu tràn dịch khớp gối thì cần phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ hoặc tác động xâm lấn, chọc hút khi cần thiết. Nên tái khám định kỳ và điều trị bằng vật lý trị liệu để tái tạo lại sụn khớp, trả lại độ đàn hồi cho khớp gối như bình thường.
Trong quá trình điều trị tràn dịch khớp đối, người bệnh cần hạn chế tối đa việc đi lại, di chuyển. Giữ cho khớp gối được ở yên một chỗ để không làm ảnh hưởng và tác động đến sụn khớp khiến dịch tăng thêm. Nghỉ ngơi giúp khớp gối nhanh lành lại, khô và không bị nhiễm trùng, quá trình điều trị mới đạt được hiệu quả.
5. Điều trị tràn dịch khớp gối bằng cách nào hiệu quả và an toàn?
Dựa trên những dấu hiệu tràn dịch khớp gối, việc tìm đúng phương pháp điều trị là rất quan trọng. Dùng thuốc giảm đau hay xoa bóp bằng các loại thuốc đông y chỉ là cách giảm đau tạm thời. Nếu để tình trạng trên kéo dài sẽ gây nhiễm trùng khớp thậm chí là phá hủy khớp và ảnh hưởng nghiêm trọng đến những bộ phận khác trên cơ thể.
Nguồn: https://usac.vn/tin-tuc/dau-hieu-tran-dich-khop-goi
Bài viết liên quan:
- Tiêm dịch nhờn vào khớp gối có tốt không
- 12 mẹo chữa tràn dịch khớp gối hiệu quả tại nhà
- Tràn dịch khớp gối có nên xoa bóp không?
- Chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu ngay tại nhà hiệu quả
- Triệu chứng thoái hóa khớp gối và cách điều trị
- Dấu hiệu trật khớp gối và cách điều trị
- Viêm lồi củ trước xương chày có nguy hiểm không & dấu hiệu nhận biết