6 Biểu hiện, dấu hiệu loãng xương bạn không nên bỏ qua

6 Biểu hiện, dấu hiệu loãng xương bạn không nên bỏ qua

Biểu hiện, dấu hiện loãng xương

Loãng xương là bệnh lý nguy hiểm, có thể khiến xương trở nên yếu đi, giòn hơn và dễ gãy. Bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng từ sớm nhưng có thể nhận thấy các dấu hiệu cảnh báo theo thời gian. Hãy cùng tìm hiểu các dấu hiệu loãng xương qua bài viết dưới đây nhé!

Các dấu hiệu sau đây là gợi ý khả năng mắc bệnh loãng xương mà bạn không nên bỏ qua.

1. Biểu hiện, dấu hiệu loãng xương

1.1. Giảm chiều cao so với lúc trẻ (giảm từ 2cm)

Một trong những triệu chứng nguy hiểm và phổ biến trong loãng xương là gãy nén đốt sống. Đây là tình trạng các đốt sống ở xương cột sống bị nén, ép tạo thành những vết gãy nhỏ gây đau nhức, khó đi lại và nghiêm trọng hơn là giảm chiều cao từ 2cm trở lên.

Bệnh loãng xương gây suy giảm các mô xương và mật độ xương, từ đó làm gia tăng nguy cơ gãy đốt sống khi người bệnh vận động hoặc khiêng vác các vật nặng.

Biểu hiện, dấu hiện loãng xương
Loãng xương có thể khiến bạn giảm chiều cao

1.2. Gãy xương sau chấn thương nhẹ

Xương cũng giống như các cấu trúc khác trong cơ thể, chúng liên tục diễn ra quá trình tạo xương và huỷ xương. Ở người bệnh loãng xương, quá trình tạo xương bị suy giảm, không theo kịp tốc độ mất xương, khiến xương trở nên yếu và dễ gãy.

Gãy xương là một trong những triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân bị loãng xương. Gãy xương có thể xảy ra khi té ngã hay va đập mạnh, thậm chí khi bệnh tiến triển nặng thì việc hắt hơi hoặc ho mạnh cũng có thể làm xương bị gãy.

Biểu hiện, dấu hiện loãng xương
Gãy xương là một triệu chứng thường gặp ở người bị loãng xương

1.3. Đau lưng cấp và mạn tính

Loãng xương gây gãy nén đốt sống hoặc gãy xương sống. Tình trạng này khiến cho người bệnh cảm thấy đau nhức dữ dội hoặc có khi đau âm ỉ ở lưng, cơn đau sẽ nghiêm trọng hơn khi cố gắng vận động hoặc khiêng vác vật nặng. Đồng thời cơn đau có thể khiến người bệnh không thể đứng thẳng lưng.

Đau lưng cấp tính thường xuất hiện đột ngột với những triệu chứng nghiêm trọng trong vòng vài ngày đến vài tuần. Đau có thể chuyển sang giai đoạn mạn tính nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.

Biểu hiện, dấu hiện loãng xương
Đau lưng cấp tính xảy ra đột ngột kèm đau dữ dội

1.4. Đau dọc các xương dài, đặc biệt xương cẳng chân

Tình trạng đau mỏi dọc các xương dài như xương cánh tay, xương cẳng chân là dấu hiệu thường gặp nhất ở bệnh nhân loãng xương. Người bệnh thường cảm thấy đau nhức, mỏi nhiều đặc biệt ở các xương dài.

Đây là triệu chứng của việc giảm mật độ xương, tình trạng này ảnh hưởng đến các xương dài khiến chúng dễ gãy hơn. Bên cạnh đó, gãy xương dài chỉ xảy ra ở phần đầu xương và không gãy ở phần giữa xương, khiến người bệnh có cảm giác đau dọc các xương dài.

Biểu hiện, dấu hiện loãng xương
Đau dọc xương cẳng chân là một dấu hiệu của bệnh loãng xương

1.5. Hay đau mỏi cơ, chuột rút

Chuột rút và đau mỏi cơ là một trong những dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu hụt canxi. Trong khi đó, thiếu canxi trong thời gian dài cũng làm tăng nguy cơ loãng xương.

Ngoài ra, loãng xương còn gây nên nứt gãy xương cột sống, khiến các dây thần kinh trong cột sống bị chèn ép dẫn đến rối loạn thần kinh cơ, từ đó có thể dẫn đến đau mỏi cơ.

Biểu hiện, dấu hiện loãng xương
Chuột rút là dấu hiệu của việc thiếu hụt canxi

1.6. Gù vẹo cột sống, biến dạng lồng ngực, thay đổi tư thế

Gãy nén cột sống gây xẹp lún xương đốt sống, làm biến dạng và thay đổi chiều dài cột sống, khiến lưng gù và khom hơn bình thường.

Tình trạng gù vẹo cột sống có thể ảnh hưởng đến cấu trúc và thể tích lồng ngực, làm tăng áp lực đường thở và hạn chế khả năng mở rộng của phổi, từ đó khiến người bệnh hay cảm thấy mệt mỏi, khó thở, chóng mặt,…

Biểu hiện, dấu hiện loãng xương
Loãng xương làm xẹp/lún cột sống

Xem thêm: Dấu hiệu loãng xương ở phụ nữ dễ nhận biết

2. Phòng ngừa loãng xương

2.1. Tập thể dục

Tập thể dục là phương pháp đơn giản và hiệu quả giúp bạn xây dựng hệ xương – khớp chắc khỏe. Bạn có thể lựa chọn hoặc kết hợp các bài tập rèn luyện sức bền với các bài tập tạ để tăng cường sức khỏe xương khớp.

Tập luyện thể dục giúp tăng cường sự dẻo dai, bền bỉ của cơ – xương ở cánh tay và cột sống. Ngoài ra, các bài tập như đi bộ, chạy bộ, chạy, leo cầu thang, nhảy dây, trượt tuyết,… tác động vào phần xương ở chân, hông và cột sống giúp xương trở nên chắc khỏe hơn.

Biểu hiện, dấu hiện loãng xương
Tập thể dục giúp tăng cường sức khỏe xương khớp

2.2. Cung cấp đủ canxi cho cơ thể

Theo khuyến nghị từ Hội đồng Thực phẩm và Dinh dưỡng (FNB), nam giới và phụ nữ trong độ tuổi từ 18 – 50 cần 1.000 miligam canxi mỗi ngày. Nhu cầu canxi hàng ngày có thể tăng lên 1.200 miligam khi phụ nữ bước sang tuổi 50 và nam giới khi bước sang tuổi 70.

Canxi chiếm phần lớn cấu trúc của xương và răng, giúp tăng cường sức khỏe và cải thiện mật độ xương. Canxi có thể được bổ sung qua thức ăn, nếu thiếu hụt có thể bổ sung thêm qua thuốc theo tư vấn của Bác sĩ/Dược sĩ.

Biểu hiện, dấu hiện loãng xương
Cung cấp đủ canxi giúp xương chắc khỏe

2.3. Bổ sung đủ Vitamin D

Vitamin D có thể hỗ trợ sức khỏe xương khớp thông qua việc cải thiện khả năng hấp thụ canxi của cơ thể. Khi được cung cấp đủ canxi, xương khớp sẽ dẻo dai và chắc khỏe hơn.

Theo khuyến nghị, một người trưởng thành cần ít nhất 600 IU vitamin D mỗi ngày và tăng lên 800 IU sau tuổi 70. Những người ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể cần bổ sung nhiều vitamin D hơn.

Vitamin D thường được bổ sung từ các thực phẩm hằng ngày. Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể cung cấp thêm vitamin D cho cơ thể bằng các loại thực phẩm chức năng khác. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn để đảm bảo an toàn cho cơ thể.

Biểu hiện, dấu hiện loãng xương
Một số nguồn thực phẩm bổ sung vitamin D

2.4. Hạn chế té ngã

Một số biện pháp có thể giúp người cao tuổi hạn chế nguy cơ té ngã như:

  • Mang giày, vớ chống trượt.
  • Hạn chế di chuyển trong bóng tối.
  • Bật sáng đèn hoặc dùng đèn pin khi di chuyển trong không gian thiếu ánh sáng.
  • Hạn chế đi vào khu vực ẩm ướt, vũng lầy.
Biểu hiện, dấu hiện loãng xương
Phòng ngừa té ngã giúp hạn chế nguy cơ loãng xương

2.5. Thay đổi lối sống

Những người lười vận động, thường xuyên ngồi trong thời gian dài có nguy cơ loãng xương cao hơn bình thường. Do đó, bạn có thể thay đổi lối sống với các thói quen lành mạnh giúp phòng ngừa loãng xương như:

  • Tăng cường các bài tập như đi bộ, chạy, nhảy, khiêu vũ,…
  • Tránh sử dụng rượu bia, thuốc lá.
  • Tránh lạm dụng các thuốc có thành phần corticosteroid.
Biểu hiện, dấu hiện loãng xương
Hạn chế rượu bia giúp phòng ngừa loãng xương

3. Khi nào cần gặp bác sĩ

3.1. Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Loãng xương thường diễn tiến rất âm thầm và không xuất hiện triệu chứng rõ rệt ở giai đoạn đầu. Do đó, bạn cần chú ý các dấu hiệu và tình trạng sức khỏe của xương khớp để có thể thăm khám và phát hiện kịp thời như:

  • Tụt lợi.
  • Giảm khả năng cầm nắm.
  • Móng tay yếu và giòn.
  • Người có yếu tố nguy cơ cao như: sử dụng thuốc corticosteroid trong vài tháng, trong thời kỳ mãn kinh, bị gãy xương hông,…
Biểu hiện, dấu hiện loãng xương
Người sử dụng corticosteroid vài tháng cần theo dõi sức khỏe xương khớp

3.2. Chẩn đoán

Tình trạng loãng xương có thể được phát hiện thông qua việc đo mật độ xương bằng thiết bị đặc biệt có khả năng sử dụng tia X để xác định tỷ lệ khoáng chất trong xương.

Trong hầu hết các trường hợp, vùng xương được kiểm tra thường là ở hông hay cột sống và kĩ thuật này không gây cảm giác đau hay khó chịu

Biểu hiện, dấu hiện loãng xương
Phương pháp hiện đại giúp đo mật độ xương

Sống Khỏe Mỗi Ngày hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn thêm thông tin về các dấu hiệu loãng xương. Bạn hãy bổ sung đầy đủ canxi và vitamin D, đồng thời quan tâm đến sức khỏe xương khớp của mình để phát hiện và khắc phục kịp thời tình trạng loãng xương nhé!

Nguồn: https://www.nhathuocankhang.com/ban-tin-suc-khoe/6-dau-hieu-loang-xuong-ban-khong-nen-bo-qua-1529591

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *