Bạn đang lo lắng về căn bệnh viêm khớp gút? Vậy dấu hiệu bệnh gút ở tay thường gặp là gì? Hãy cùng Sống Khỏe Mỗi Ngày tìm hiểu thêm về nội dung này qua bài viết dưới đây nhé!
Việc tìm hiểu và nắm rõ những thông tin về dấu hiệu bệnh gút ở tay là điều vô cùng cần thiết và quan trọng. Bởi điều này có thể giúp bạn dễ dàng phát hiện, nhận biết sớm bệnh lý và áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp, phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm.
1. Bệnh gút ở tay có thật sự nguy hiểm không?
Bệnh gout ở tay thường tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hại khôn lường, cụ thể như:
- Có thể làm ảnh hưởng đến cuộc sống, đời sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh: Bệnh gút ở tay gây nên những nỗi đau đớn, khó chịu cho người bệnh.
- Những cơn đau này thường xuyên xảy ra vào ban đêm nên khiến người bệnh trong trạng thái thiếu ngủ, mệt mỏi, không đủ thời gian nghỉ ngơi dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể, sinh ra nhiều bệnh lý khác.
- Tổn thương trực tiếp lên những xương khớp: Bệnh gút nếu không được phát hiện kịp thời qua những dấu hiệu bệnh gút ở tay đúng lúc có thể dẫn đến nguy cơ lở loét, viêm khớp. Nguy hiểm hơn, chúng còn có khả năng gây ra tình trạng về sức khỏe như liệt cổ tay.
- Hủy hoại các chức năng của thận: Khi mắc gút ở tay, người bệnh sẽ có hàm lượng axit uric trong máu khá cao, dẫn đến nguy cơ bị sỏi thận, suy thận.
- Tai biến mạch máu não (Đột quỵ): Những biến chứng của bệnh gút ở tay có thể dẫn đến tổn thương van tim, tích tụ máu ở mạch máu não, gây ra nguy cơ mắc bệnh như đột quỵ, cao huyết áp hay nhồi máu cơ tim,…
2. Những dấu hiệu bệnh gút ở tay thường gặp
Một số biểu hiện đặc trưng giúp bạn dễ dàng nhận biết bệnh gút ở tay bao gồm:
2.1. Sưng tấy, nóng cổ tay
Các khớp cổ tay chịu ảnh hưởng bởi gút sẽ có dấu hiệu sưng đỏ kèm theo cảm giác nóng rát. Tình trạng này sẽ dần lan rộng ra những vị trí xung quanh.
2.2. Biểu hiện bất thường ở vùng da khớp tay
Xung quanh các khớp cổ tay, khớp ngón tay có dấu hiệu, hiện tượng bong tróc da kèm theo cảm giác ngứa ngáy. Lâu ngày tại các vị trí này sẽ dần hình thành nên nhiều vết có màu tím đỏ tương tự với căn bệnh nhiễm trùng.
2.3. Thường xuyên đau nhức tay
Khi bị gút ở tay, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức, khó chịu bất thường tại các vị trí khớp bàn tay, ngón tay, cổ tay,… Cơn đau sẽ dần trở nên nghiêm trọng hơn khi bạn thường xuyên dùng tay chạm vào hoặc va đập vào vị trí bị gút.
Khi xuất hiện các cơn đau nhức dữ dội thường kéo dài trong vài giờ, đau nhói hoặc đau âm ỉ. Đau nhiều lần và nặng nề hơn vào ban đêm. Tình trạng này sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trong đến giấc ngủ của người bệnh gây mất ngủ, cơ thể mệt mỏi.
2.4. Xuất hiện những nốt tophi
Trong trường hợp bệnh nhân không phát hiện những dấu hiệu bệnh gút ở tay kịp thời chẩn đoán và điều trị, nhiều cục u sẽ dần hình thành và phát triển trên các khớp. Những cục u này được xác định và gọi tên là hạt tophi. Nếu không thể kiểm soát sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng hạt tophi và lở loét.
2.5. Không thể cử động tay dễ dàng
Bệnh gut xảy ra ở tay khiến người bệnh luôn có cảm giác đau nhức, khó chịu. Đặc biệt hơn khi thực hiện cử động các khớp ngón tay, cổ tay.
Ngoài ra, các khớp tay cũng không thể hoạt động linh hoạt. Nếu lâu ngày người bệnh không thể cử động tay hoặc gặp nhiều khó khăn trong những hoạt động cầm nắm. Bên cạnh đó, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tình trạng biến dạng khớp, teo cơ.
2.6. Sự nghiêm trọng bệnh gút ở tay
Vậy bệnh gout có nguy hiểm không? Những triệu chứng, dấu hiệu bệnh gút ở tay có thể khiến bệnh nhân lo lắng, stress, mất ngủ và đau đớn. Thế nhưng đây là một loại bệnh lý lành tính. Người bệnh có thể khống chế các triệu chứng của bệnh bằng cách sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của những bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt nhằm đề phòng căn bệnh tiếp tục tái phát. Bạn có thể tham khảo thêm về chế độ ăn cho người mắc bệnh gout.
Tuy nhiên, nếu người bệnh không sớm thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống và áp dụng đúng những biện pháp điều trị thích hợp. Bệnh nhân sẽ có nguy cơ cao mắc phải một số những biến chứng sau:
- Không thể cử động tay dễ dàng, gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động cầm nắm;
- Biến dạng khớp;
- Nhiễm trùng;
- Teo cơ;
- Cơ thể suy nhược, mệt mỏi gây rối loạn giấc ngủ;
- Sỏi thận;
- Bệnh tiểu đường, huyết áp, tim mạch;
- Tàn phế về xương khớp;
- Đột quỵ
3. Các phương pháp điều trị bệnh gút ở tay
Các bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa trên tình hình sức khỏe, mức độ nghiêm trọng của bệnh gút đưa ra chỉ định điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật.
3.1. Điều trị nội khoa
Để có thể làm giảm những triệu chứng khó chịu của bệnh gút ở tay, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê cho bạn một số những đơn thuốc có chứa thuốc giảm axit uric máu và thuốc kháng viêm.
- Thuốc kháng viêm: Loại thuốc này được yêu cầu sử dụng trong giai đoạn cơn gút cấp. Thuốc này có tác dụng hỗ trợ giảm viêm, ngăn ngừa tình trạng viêm sưng tái phát.
- Thuốc giảm axit uric: Thuốc được chỉ định trong giai đoạn mãn tính, chúng có tác dụng phòng ngừa cơn gút cấp tái phát.
3.2. Điều trị ngoại khoa
Phẫu thuật cắt bỏ nốt tophi ở tay hoặc chân sẽ được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định trong một số những trường hợp như:
- Bội nhiễm nốt tophi.
- Bệnh gút gây ra biến chứng lở, loét.
- Nốt tophi xuất hiện với kích thước khá lớn làm ảnh hưởng nghiêm trọng về tính thẩm mỹ và làm ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày như cầm, nắm, di chuyển,…
Bài viết trên đây là những chia sẻ về những dấu hiệu bệnh gút ở tay thường gặp. Mong rằng qua nội dung này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích cũng như cân nhắc các dấu hiệu nhận biết để điều trị bệnh gút kịp thời và đúng cách nhé!
Nguồn: https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dau-hieu-benh-gut-o-tay-ban-nen-biet-66586.html
Bài viết liên quan:
- Dấu hiệu bệnh gút ở tay bạn không nên bỏ qua
- Những dấu hiệu bệnh gút ở chân thường gặp
- Bệnh gút có được uống trà không & nên uống nước gì
- Bệnh Gút kiêng gì & 10 loại thực phẩm tốt cho người bệnh