Cứng Khớp và các biến chứng nguy hiểm | Điều trị ngay

Cứng Khớp và các biến chứng nguy hiểm | Điều trị ngay

Cứng khớp

Cứng khớp là triệu chứng tương đối phổ biến trong các bệnh lý về khớp như: viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, viêm khớp vảy nến… Tình trạng này phổ biến ở nhiều lứa tuổi, gây trở ngại trong việc vận động và sinh hoạt. Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, dấu hiệu cứng khớp tồn tại trong thời gian dài có thể là biểu hiện của bệnh lý mạn tính về khớp, thậm chí là tàn phế, mất vận động.

1. Cứng khớp là gì?

Cứng khớp là tình trạng khó cử động các khớp, thường xuất hiện ở các đốt ngón tay gần, bàn ngón tay, cổ tay, khuỷu, gối, cổ chân, bàn ngón chân (hai bên).

Hiện tượng này có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, ban đầu khớp bị cứng mức độ nhẹ ít gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng vận động. Theo thời gian, triệu chứng càng trở nên nghiêm trọng và có thể khiến bệnh nhân không thể cử động ở vùng chi bị ảnh hưởng.

Cứng khớp thường diễn ra vào buổi sáng sau khi ngủ dậy hoặc sau một tư thế bất động kéo dài, sau khi người bệnh có động tác gấp duỗi thì các khớp sẽ vận động dễ dàng hơn hoặc gần như bình thường (các bác sĩ thường gọi là dấu hiệu phá gỉ khớp), “thời gian phá gỉ khớp” thường mất khoảng 15-20 phút đến 1 giờ thậm chí có thể hơn 1 giờ.

Dấu hiệu nhận biết khớp bị cứng thường đi kèm với đau khớp, có thể gây khó khăn trong sinh hoạt và thực hiện các công việc cần đến sự vận động của các khớp. Về lâu dài, tinh trạng này là biểu hiện cho những tổn thương về khớp, giảm chức năng vận động và có thể tàn phế.

Vì thế, hiểu về tình trạng này là rất cần thiết để người bệnh đi khám sớm, phát hiện các bệnh khớp mạn tính nếu có và điều trị kịp thời, ngăn ngừa những biến chứng bệnh lý có thể xảy ra.

2. Các vị trí thường xuất hiện tình trạng khô cứng khớp

  • Đầu gối: Là là tình trạng tương đối phổ biến, nguyên nhân hay gặp do thoái hóa, viêm màng hoạt dịch khớp gối hoặc sau chấn thương. Triệu chứng cứng khớp gối cũng thường gặp trong trường hợp thoái hóa khớp thì sụn chêm ở khớp gối mỏng đi, lượng dịch bôi trơn khớp gối ít đi, dẫn tới khi đi lại người bệnh thấy vận động khó khăn và cảm giác như các đầu xương cọ vào nhau lạo xạo.
Cứng khớp
Khớp gối tổn thương sẽ hạn chế vận động.
  • Ngón tay: Được xem là một trong những triệu chứng điển hình nhất của viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp ở người cao tuổi. Tình trạng thường xuất hiện vào buổi sáng, kéo dài dưới 30 phút (đối với bệnh thoái hóa khớp) và trên 45 phút (đối với bệnh viêm khớp dạng thấp).
Cứng khớp
Đừng bỏ qua và nên đi khám để điều trị kịp thời, tránh các bệnh lý xương khớp nghiêm trọng như viêm khớp, thoái hóa khớp ngón tay.
  • Khớp cổ tay: Xuất hiện do chấn thương lâu ngày hoặc bó bột trong thời gian dài. Đây cũng là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý như viêm màng hoạt dịch khớp do gout, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp,…
  • Khớp cổ chân: Còn gọi là tình trạng giảm vận động khớp cổ chân. Khớp cổ chân bị khô cứng thường xuất hiện ở những người trên 40 tuổi, đặc biệt là lứa tuổi sau 60.

3. Nguyên nhân cứng khớp

Khi gặp triệu chứng khớp bị cứng, người bệnh sẽ cảm thấy khó khăn khi vận động. Tình trạng này có thể sẽ nặng hơn, kéo dài hơn khi mức độ viêm khớp tiến triển nặng lên. Cứng khớp trong thời gian ngắn ở khớp gối hoặc khớp háng xuất hiện sau khi ngồi kéo dài trong vài giờ khiến người bệnh khó khăn khi đi lại. Dưới đây là một số nguyên nhân gây nên tình trạng khô cứng ở các khớp:

3.1. Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh viêm khớp phổ biến, xuất hiện ở người nữ hơn ở nam, tuổi 30 – 50 . Đây là một rối loạn tự miễn dịch khiến hệ thống miễn dịch tấn công các khớp khỏe mạnh.

3.2. Viêm cột sống dính khớp

Viêm cột sống dính khớp có biểu hiện đặc trưng nhất là vôi hóa cầu xương giữa các đốt sống và dính khớp cùng chậu khiến cột sống mất khả năng di động. Triệu chứng thường gặp là đau và căng cứng ở khu vực hông, lưng dưới, đặc biệt là sau khi thức dậy hoặc một thời gian không vận động.

3.3. Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là dạng viêm khớp thoái hóa do hao mòn khớp. Một số loại thoái hóa thường gặp:

3.4. Viêm bao hoạt dịch

Viêm bao hoạt dịch là tình trạng các bao hoạt dịch khớp có tình trạng viêm, màng hoạt dịch dày lên và ngày càng tiến triển. Tình trạng viêm này có thể hiện tượng đau và cứng khớp. Viêm bao hoạt dịch có thể xảy ra ở hầu hết mọi khớp nhưng phổ biến nhất ở các khớp lớn hơn như khớp vai, khớp háng, khớp gối.

3.5. Ung thư xương

Dù đây là nguyên nhân hiếm gặp nhưng nó hoàn toàn có thể xảy ra. Người bệnh bị ung thư xương thường bị đau khớp, đau xương và giảm vận động khớp.

3.6. Bệnh gút

Gút là bệnh viêm khớp liên quan đến rối loạn chuyển hóa protid trong cơ thể. Bệnh thường khởi phát đột ngột có xu hướng ảnh hưởng đến nam giới thường xuyên hơn nữ giới. Bệnh tiến triển nhanh, các triệu chứng đôi khi chỉ xuất hiện trong một đêm, thường là ở ngón chân cái với biểu hiện khớp cứng, sưng, nóng, đỏ, đau của khớp.

Cứng khớp
Gút là một trong những nguyên nhân dẫn đến cứng khớp

3.7. Lupus ban đỏ

Là bệnh tự miễn khác khiến hệ thống miễn dịch tấn công các mô khỏe mạnh như cơ và khớp. Khi bệnh lupus ban đỏ hệ thống tấn công các khớp sẽ xuất hiện triệu chứng như sưng tấy, đau đớn…

3.8. Sau chấn thương

Sau chấn thương như té ngã, vận động thể thao quá mạnh, do tai nạn giao thông, bó bột hoặc sau phẫu thuật có thể khiến sụn bị tổn thương, trật khớp, gãy xương, các khớp ít vận động … dẫn đến khớp bị cứng. Do đó việc tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật xương khớp là rất cần thiết.

3.9. Lão hóa

Sau nhiều năm vận động, các khớp xương phải chịu nhiều áp lực và sẽ bị yếu đi. Tình trạng này được xem là một phần tất yếu của lão hóa. Cùng với sự già hóa của dân số, tỉ lệ người bị căn bệnh này trên thế giới tăng lên đáng kể…

4. Đối tượng dễ mắc bệnh

Cứng khớp là triệu chứng có thể gặp ở mọi giới tính và lứa tuổi. Tuy nhiên, có một số đối tượng có nguy cơ cao dễ mắc bệnh như:

  • Lứa tuổi trung niên từ 30 – 50 tuổi, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 3 lần nam giới.
  • Trong gia đình có người thân mắc bệnh liên quan đến xương khớp.
  • Người có hệ miễn dịch kém.
  • Những người đang mang thai hoặc mới sinh con.
  • Nguy cơ mắc bệnh cao hơn ở những người thừa cân béo phì, người thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá…
  • Tình trạng này có thể là triệu chứng của rất nhiều bệnh về xương khớp hoặc các bệnh liên quan đến xương khớp. Vì thế, nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, kéo dài triệu chứng sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng.

5. Biện pháp chẩn đoán

Khi tình trạng cứng khớp kéo dài, người bệnh có thể được chỉ định một số xét nghiệm chẩn đoán như:

  • Kiểm tra sức khỏe lâm sàng: Bác sĩ tiến hành kiểm tra những triệu chứng như đau, sưng đỏ, cứng và phạm vi hoạt động bình thường của người bệnh. Điều này sẽ giúp bác sĩ xác định nguyên nhân gây bệnh và cân nhắc thực hiện thêm một số xét nghiệm khác để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ kiểm tra tình trạng cứng khớp. Xét nghiệm máu sẽ kiểm tra tốc độ lắng hồng cầu (ERS), protein phản ứng C (CRP) nhằm xác định tình trạng viêm trong cơ thể. Khi nghi ngờ viêm khớp dạng thấp, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện xét nghiệm peptide citrullinated (chống CCP) chống chu kỳ nhằm xác định chẩn đoán.
  • Xét nghiệm hình ảnh: Kết quả chụp X-quang, siêu âm hay chụp cộng hưởng từ (MRI) sẽ giúp bác sĩ kiểm tra cấu trúc bên trong khớp và xác định những tổn thương khớp.

6. Các biến chứng nguy hiểm

6.1. Mất khả năng vận động

Tình trạng khớp bị co cứng thường xuất hiện ở các vùng khớp cử động thường xuyên. Nếu xuất hiện ở tay, người bệnh sẽ bị ảnh hưởng tới khả năng cầm nắm, mang vác. Nếu cứng khớp ở chân, việc đi lại sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Phần lớn bệnh nhân không thể cử động linh hoạt, tái phát triệu chứng khi vận động tại vùng khớp tổn thương. Người mắc bệnh lâu năm và người có bệnh nền viêm khớp dạng thấp có khả năng bị ảnh hưởng vĩnh viễn tới khả năng lao động.

6.2. Teo cơ khớp, biến dạng và tàn phế

Cứng khớp hoàn toàn có khả năng gây tàn phế nếu như không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Tại vị trí khớp không cử động lâu ngày sẽ hạn chế lưu thông máu, dẫn tới hiện tượng teo cơ, biến dạng khớp và dính khớp. Trong giai đoạn muộn mà không điều trị, người bệnh có nguy cơ bị tàn phế rất cao.

6.3. Ảnh hưởng đến tim mạch

Các bệnh tim mạch là biến chứng nghiêm trọng của tình trạng cứng khớp. Triệu chứng này khi không được chữa trị kịp thời có thể gây tổn thương tim. Trong đó, biến chứng hở van tim thường xuất hiện khi bệnh tiến triển tới giai đoạn muộn. Với người bệnh cao tuổi, các biến chứng về tim có thể gây tử vong, rất khó phòng tránh.

7. Làm sao để điều trị cứng khớp?

Triệu chứng cứng khớp chỉ được điều trị nhanh chóng và triệt để khi tìm ra nguyên nhân. Nếu như sau khi thức dậy, tình trạng này kéo dài hơn 30 phút, hãy tìm đến các bác sĩ chuyên khoa, các cơ sở y tế uy tín để được đánh giá, thăm khám và chữa trị nhằm giảm bớt tình trạng khớp bị cứng, ngăn chặn các biến chứng liên quan.

7.1. Chườm nóng hoặc chườm lạnh

Chườm lạnh hoặc sử dụng túi đá đặt lên khớp cứng trong 15 – 20 phút nhiều lần mỗi ngày. Điều này có thể giúp giảm viêm hoặc sưng, giúp khớp dễ vận động, đồng thời giảm đau nhanh chóng..

Sử dụng miếng đệm nóng, chai nước nóng hoặc nước ấm từ vòi hoa sen hoặc bồn tắm để thư giãn cơ bắp và tăng cường tuần hoàn.

Cứng khớp

7.2. Sử dụng thuốc

Các cơn đau có thể thuyên giảm bằng thuốc chống viêm Steroid (NSAID), loại thuốc được sử dụng phổ biến cho bệnh viêm khớp. Celebrex, Arcoxia …là một số thuốc thông dụng trong nhóm thuốc này, tuy nhiên việc dùng thuốc cần có sự hướng dẫn và chỉ định của Bác sĩ chuyên ngành Cơ xương khớp.

7.3. Vật lý trị liệu

Tập thể dục và vật lý trị liệu là các phương pháp điều trị hữu hiệu, giúp tăng khả năng vận động của khớp, có thể làm giảm độ cứng. Đây cũng là cách tuyệt vời để giảm cân hoặc duy trì cân nặng hợp lý. Tăng cân quá mức tỉ lệ thuận với việc tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý gây đau và khớp bị cứng.

Nếu không chắc chắn về việc bắt đầu tập thể dục hoặc gặp khó khăn trong vận động, hãy chia sẻ với bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu. Tập thể dục được xem là cách dễ dàng để giảm đau và cứng khớp, nhưng bạn có thể làm trầm trọng thêm một số tình trạng nếu không có biện pháp phòng ngừa trước khi bắt đầu kế hoạch tập thể dục.

7.4. Các phương pháp điều trị tự nhiên

Các phương pháp điều trị bằng thuốc bổ sung và thay thế cũng có thể xoa dịu các khớp cứng.

Dầu cá: Theo các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, những người thường xuyên dùng dầu cá ít bị đau và cứng khớp vào buổi sáng hơn vì trong dầu cá có chứa chất béo không bão hòa. Hãy thêm các món cá vào kế hoạch bữa ăn hàng tuần của bạn để tăng thêm nguồn dinh dưỡng chứa axit béo omega-3. Liều lượng thông thường để bổ sung dầu cá là 300 miligam (mg) mỗi ngày. Bạn nên đọc hướng dẫn sử dụng trên bao bì để xác định được bao nhiêu miligam omega-3 trong mỗi loại thực phẩm bổ sung. Tuy nhiên, trước khi sử dụng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ vì những chất bổ sung này có thể gây trở ngại cho các loại thuốc khác.

Hạt lanh: Hạt lanh chứa một loại axit béo omega-3 khác, axit alpha-linolenic (ALA). ALA giống với EPA và DHA, đều có tác dụng giúp giảm viêm. Hạt lanh xay có một số ALA nhưng dầu hạt lanh chứa nhiều hơn. Khuyến nghị trung bình hàng ngày là 500mg. Chất béo lành mạnh chỉ có thể được giải phóng trong trường hợp hạt lanh được nghiền hoặc nghiền nát. Bạn cũng sẽ không nhận được chất béo lành mạnh nào vì cơ thể không thể phân hủy và xử lý toàn bộ hạt lanh.

Glucosamine sulfate: Chất này xuất hiện tự nhiên trong chất lỏng xung quanh khớp của bạn, có vai trò tạo sụn. Nếu bạn bị thiếu hụt glucosamine sulfate, cơ thể bạn có thể không thể sản xuất hoặc bảo vệ sụn. Nhiều nghiên cứu ủng hộ sử dụng chất bổ sung này cho những bệnh nhân có triệu chứng cứng khớp nhằm giảm đau khớp. Phương pháp điều trị này có thể hữu ích cho những người bị viêm hoặc sưng khớp gối. Liều khuyến cáo cho cơn đau do viêm khớp dao động từ 300 – 2000mg mỗi ngày. Trước khi sử dụng, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về các tương tác thuốc có thể xảy ra. (2)

Jointlab: Đây là sản phẩm chăm sóc xương khớp có thành phần thiên nhiên nên rất an toàn, đã được khoa học chứng minh hiệu quả. Với các dưỡng chất như Collagen Type 2 không biến tính, Collagen Peptide, Turmeric Root…, Jointlab giúp tăng tổng hợp Aggrecan và Collagen Type 2 – những thành phần cơ bản tạo nên dịch khớp và sụn khớp, đồng thời giảm sản sinh các chất gây viêm làm tổn hại khớp. Nhờ đó, các mô khớp sẽ trở nên trơn láng hơn, hoạt động dẻo dai, linh hoạt hơn, cải thiện đáng kể tình trạng cứng và đau khớp khi vận động.

8. Phòng tránh cứng khớp như thế nào?

Để tránh bị tình trạng này, mọi người cần duy trì lối sống lành mạnh, nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục vừa sức và đều đặn, ăn uống đúng cách để có thể kiểm soát tốt cân nặng.

  • Người bệnh cần kết hợp tập thể dục hàng ngày để ổn định sức khỏe và loại bỏ biến chứng từ cứng khớp. Đi bộ 10 nghìn bước mỗi ngày cũng là cách được khuyến khích. Trong lúc đi, đừng quên đung đưa cánh tay để giải phóng endorphin, một hormone giảm đau tự nhiên giúp triệu chứng chuyển biến tích cực.

Cứng khớp

  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao tăng sức khỏe cơ bắp và xương khớp như các bài tập tăng cường, các bài tập phạm vi chuyển động, các bài tập aerobic, bài tập thăng bằng…
  • Lưu ý bổ sung các thức ăn giàu canxi, vitamin D, collagen (một thành phần của sụn khớp) có tác dụng giúp các khớp dẻo dai, khung xương chắc khỏe.
    Người cao tuổi có thể bổ sung thêm 2 – 3 ly sữa mỗi ngày để đáp ứng đủ hàm lượng các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
  • Cần khám sức khỏe định kỳ, chú trọng thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày như thịt gia cầm, thịt heo, cá biển, tôm, cua, sò, lúa mì, lúa mạch, bổ sung đầy đủ vitamin B, D, K, calcium, sắt chứa trong rau, dùng các loại dầu chứa acid béo omega 3 như dầu đậu nành, oliu, hạnh nhân…
  • Chú ý tư thế ngủ góp phần làm tăng tuổi thọ của khớp xương như nằm nghiêng, nằm ngửa. Căn phòng khi nghỉ ngơi cần ấm áp và tránh bị gió lùa. Nếu trời lạnh nên đắp thêm chăn để ngăn lạnh hoặc ẩm ướt dễ gây cứng khớp. Trước khi ra khỏi giường cần tập các bài vận động đơn giản giúp khớp dẻo dai.
  • Tắm nước nóng thúc đẩy tuần hoàn máu và giảm co thắt cơ bắp.
  • Uống đủ nước mỗi ngày, tạo tinh thần vui vẻ, phấn chấn.

9. Cách chăm sóc người bệnh cứng khớp

Với những người gặp triệu chứng cứng khớp nên chú ý chăm sóc để kết quả phục hồi được nhanh chóng như:

  • Chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Cần xây dựng thực đơn dưỡng chất đa dạng, cân bằng, giảm lượng chất béo bão hòa, tăng omega-3… Cần cung cấp đủ hàm lượng chất từ thịt, cá, trứng, sữa. Nên hạn chế thịt đỏ hay hải sản.
  • Bổ sung vitamin D và E trong sữa động vật, sữa đậu nành, rau củ, quả, ngũ cốc…
  • Cho người bệnh uống đủ nước, thiếu nước sẽ gây ra khô cứng khớp làm giảm lượng dịch khớp dẫn đến đau nhức.
  • Chú ý tập thể dục thường xuyên nhưng không quá sức, không nên tập trước gương để điều chỉnh tư thế đúng.
  • Thường xuyên chú ý các triệu chứng để dừng lại đúng lúc, tránh gây tổn thương khớp khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng.

Tình trạng cứng khớp chính là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đang có nguy cơ mắc các bệnh lý xương khớp. Việc thăm khám và phát hiện sớm nguyên nhân khiến khớp không hoạt động như bình thường là rất cần thiết để điều trị dứt điểm tình trạng này. Sống Khỏe Mỗi Ngày hi vọng bài viết trên cung cấp nhiều nội dung hữu ích cho quý đọc giả. Xin cảm ơn.

Nguồn: https://tamanhhospital.vn/cung-khop/

Bài viết liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *