Thoái hóa khớp bàn chân, ngón chân là tình trạng khớp chân bị bào mòn, biến dạng do cơ học gây tổn thương sụn khớp ngón chân gây sưng đau và viêm nhiễm. Đây là bệnh lý về xương khớp khá phổ biến, dù không quá nguy hiểm nhưng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống, nếu không có biện pháp cải thiện và điều trị sớm có thể để lại hậu quả khôn lường.
Hiểu được nguyên nhân, dấu hiệu, cũng như phương pháp điều trị là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe của mỗi người. Bạn đọc hãy cùng Sống Khỏe Mỗi Ngày tìm hiểu bài viết sau đây nhé.
1. Thoái hóa khớp bàn chân là gì?
Thoái hóa khớp bàn chân là tình trạng sưng, viêm ở phần xương và sụn khớp bàn, ngón chân. Nguyên nhân là do tình trạng hư hỏng phần sụn đệm giữa hai đầu xương, kèm theo phản ứng viêm và chất dịch nhầy, bôi trơn bị giảm sút, gây ra triệu chứng đau và cứng khớp.
Bệnh tuy không quá nguy hiểm nhưng những cơn đau dai dẳng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt và công việc của mỗi người. Tùy vào mức độ nặng, nhẹ mà bệnh gây ra các biến chứng tới người bệnh như: biến dạng và lệch trục khớp, biến dạng khớp gây tàn phế. Theo thống kê mới nhất, có 10% bệnh nhân bị thoái hóa khớp chân bị biến dạng và gây tàn phế vì không được biện pháp điều trị kịp thời.
Thoái hóa khớp bàn chân, ngón chân có thể những cơn đau bất chợt hay do gắng sức khi ấn vào vùng khớp hay do va đập mạnh. Mức độ đau từ nhẹ đến nặng trong quá trình vận động và giảm dần khi nghỉ ngơi. Trường hợp này nếu kéo dài sẽ dẫn đến bệnh teo cơ, thậm chí có thể làm biến dạng xương. Bên cạnh đó, tình trạng thoái hóa khớp cổ chân có thể gây ra phản ứng viêm khớp cổ chân gây sưng, nóng, đỏ, trường hợp nặng hơn là tràn dịch khớp khiến cơn đau nhức liên tục suốt ngày đêm.
2. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp bàn chân, ngón chân
Thoái hóa khớp chính là sự mất quân bình giữa tái tạo và thoái hóa của sụn khớp, khiến sụn và xương dưới sụn bị tổn thương. Một số yếu tố sau thường tác động đến quá trình này:
- Tuổi tác: Sau tuổi 40, tình trạng thoái hóa bắt đầu xuất hiện, và nguy cơ tăng dần ở người bệnh người lớn tuổi. Do quá trình lão hóa tự nhiên, theo thời gian, sụn khớp sẽ mất dần tính đàn hồi.
- Do di truyền: Một số bệnh khớp có liên quan đến gen di truyền. Gia đình có người thân như bố hoặc mẹ mắc bệnh thì sẽ có nguy cơ mắc phải bệnh cao hơn nhiều so với người bình thường.
- Béo phì: Đây là một trong những yếu tố đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp.
- Do chấn thương: Khớp bị chấn thương hoặc hoạt động quá sức cũng là yếu tố làm tăng áp lực lên xương khớp.
- Ngoài ra, thói quen ngồi lâu hoặc vận động sai tư thế cũng là nguyên nhân gây thoái hóa khớp.
Hầu hết các khớp đều có thể bị thoái hóa, trong đó có khớp bàn chân và ngón chân. Khi thoái hóa khớp ở bàn chân thường khiến cho các ngón chân, bàn chân bị cứng, đau nhức, thậm chí việc đi lại trở nên khó khăn. Thông thường, các cơn đau nhức xương bàn chân do bị thoái hóa thường tăng lên mỗi khi cử động và giảm đau khi nghỉ ngơi. Tình trạng đau sẽ tăng lên nghiêm trọng khi gặp thời tiết mưa lạnh.
3. Dấu hiệu khớp bàn chân, ngón chân bị thoái hóa
Thoái hóa khớp bàn chân, ngón chân không chỉ gây ra những cơn đau mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Việc nhận biết các dấu hiệu sớm sẽ giúp cho người bệnh kịp thời điều trị, ngăn ngừa những tác hại nguy hiểm về sau. Sau đây là những dấu hiệu thoái hóa khớp phổ biến:
- Đau nhức: Đây là triệu chứng thoái hóa khớp bàn chân, ngón chân phổ biến. Những cơn đau thường xuất hiện âm ỉ ở các khớp bàn chân. Khi ở giai đoạn nhẹ, người bệnh chỉ cảm nhận được cơn đau khi vận động và tan biến sau đó, lúc bệnh nặng hơn, cơn đau sẽ trở nên dữ đội và lâu hơn.
- Cứng khớp: Các khớp ở bàn chân xuất hiện trình trạng tê bì (thường gặp vào buổi sáng), khiến việc vận động không được linh hoạt, thoải mái.
- Sưng đỏ: Ở giai đoạn nặng bệnh kéo dài, các khớp nóng đỏ và sưng tấy lên.
- Chân yếu: Các khớp ngón chân, bàn chân bị thoái hóa sẽ ảnh hưởng đến việc di chuyển và khó chống đỡ hơn bình thường.
Ngoài những dấu hiệu trên thì thoái hóa khớp bàn chân, ngón chân còn có những triệu chứng sau:
- Teo cơ do ít vận động
- Có tiếng lạo xạo, lục cục khi khớp cử động
- Tràn dịch khớp xuất hiện làm cho các vùng khớp bị tổn thương sưng to
- Nhức cơ: Các cơ trên cơ thể bị đau ở mức độ nhẹ
- Biến dạng ngón chân: các ngón chân xuất hiện tình trạng co quắp
- Móng chân dày, dễ bong tróc
- Cả bàn chân bị đau nhức
4. Đối tượng dễ mắc thoái hóa khớp bàn chân, ngón chân
Trước đây, thoái hóa khớp thường gặp ở người già (từ 40 tuổi trở lên). Tuy nhiên hiện nay, bệnh có xu hướng ngày càng trẻ hóa, ngoài 40 đã có hiện tượng thoái hóa khớp. Từ những nguyên nhân gây bệnh, chúng ta có thể đưa ra một số đối tượng có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp gối như sau:
- Người lớn tuổi: Tuổi càng cao, các khớp trên cơ thể càng dễ bị thoái hóa, bào mòn và đau nhức khi vận động. .
- Những người lao động chân tay, phải mang vác nhiều.
- Những người thừa cân, béo phì.
- Những người có tiền sử bị chấn thương khớp như đứt dây chằng khớp gối, vỡ, nứt lồi cầu dưới xương đùi…
5. Cách phòng ngừa thoái hóa khớp bàn chân, ngón chân
Thoái hóa khớp tuy không quá nguy hiểm đến tính mạng, nhưng các triệu chứng của bệnh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, cũng như sức lao động, công việc của người bệnh. Do đó, để phòng ngừa thoái hóa khớp, cần có biện pháp phòng ngừa các yếu tố tác động từ bên trong lẫn bên ngoài như cần thiết lập chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất duy trì chế độ tập luyện giúp kiểm soát cân nặng phù hợp. Bên cạnh đó, nên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên giúp bảo vệ xương khớp từ bên trong an toàn và hiệu quả.
Sản phẩm Jointlab được xem là bước tiến của khoa học nhờ chứa các dưỡng chất thiên nhiên giúp hỗ trợ bảo vệ và chăm sóc xương khớp toàn thân nói chung và khớp bàn chân, ngón chân nói riêng.
Jointlab hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp, ngăn ngừa viêm khớp nhờ ức chế sự sản sinh của các yếu tố tiền viêm, từ đó ngăn chặn hình hình các phản ứng viêm gây đau nhức xương khớp. Nhờ vậy, giúp hỗ trợ giảm đau, sụn khớp chuyển động trơn tru hơn và khớp bàn chân, ngón chân chắc khỏe hơn.
Bổ sung dưỡng chất chuyên biệt để hỗ trợ khớp tăng cường sản xuất các chất căn bản (chất nền) để tái tạo sụn mới và xương dưới sụn chắc hơn, hỗ trợ bảo vệ màng hoạt dịch giúp tăng cường chất lượng dịch khớp. Nhờ vậy, góp phần tăng độ đệm giữa các chỏm xương, cho xương khớp chắc khỏe vững vàng hơn.
Các thành phần trong sản phẩm đã được kiểm chứng khoa học và được các chuyên gia đầu ngành xương khớp khuyên dùng. Chỉ cần 2 viên Jointlab/ngày, mỗi người có thể tăng cường sức khỏe xương khớp, hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp bàn chân và ngón chân an toàn và hiệu quả, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Truy cập vào Jointlab Chính hãng để tìm hiểu thêm về sản phẩm
6. Những biến chứng thoái hóa khớp bàn chân, ngón chân thường gặp
Thoái hóa bàn chân, ngón tay nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng đắn, kịp thời có thể có những biến chứng sau đây:
- Biến dạng ngón chân
- Tàn tật
- Sụn khớp bị phá hủy hoàn toàn dẫn đến tình trạng khớp ngón chân lỏng lẻo
- Chết xương
- Gãy xương do căng thẳng
- Chảy máu trong khớp
- Nhiễm trùng khớp
- Suy thoái hoặc đứt gân và dây chằng quanh khớp
7. Khi nào người bệnh cần đến gặp bác sĩ
Thoái hóa khớp bàn chân, ngón chân tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng các triệu chứng bệnh sưng đỏ, đau nhức dai dẳng rất khó chịu, về lâu dài việc đi lại, sinh hoạt cũng trở nên khó khăn. Vì vậy, khi nhận thấy cảm giác bất thường ở khớp, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện uy tín có chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
8. Cách chẩn đoán thoái hóa khớp bàn chân, ngón chân
Thoái hóa khớp thường được chẩn đoán dựa trên các triệu chứng đau cũng như các triệu chứng khác. Một số biện pháp giúp chẩn đoán khớp gối như sau:
Dựa vào triệu chứng, diễn tiến của bệnh để thăm khám khớp bàn chân, cũng như khám toàn thân. Từ đó, bác sĩ chỉ định làm một số xét nghiệm cần thiết như: chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI).
Trong trường hợp sưng khớp, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm khớp. Nếu có đủ điều kiện vô trùng tuyệt đối, có thể hút thăm dò…
9. Thoái hóa khớp bàn chân, ngón chân điều trị như thế nào?
Trong trường hợp nhẹ: Có thể sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu như chườm nóng, chiếu đèn hồng ngoại, dùng máy phát sóng ngắn hay siêu âm, xung điện… để giảm đau. Đồng thời, người bệnh cần được nghỉ ngơi, tránh cho khớp phải hoạt động.
Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng các thuốc kháng viêm, giảm đau, giãn cơ. Tùy vào mức độ bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra, có thể dùng phương pháp không cần dùng thuốc như châm cứu, điện châm, thủy châm, cấy chỉ và phẫu thuật, thay khớp…
Ngoài phương pháp điều trị thoái hóa khớp bàn chân, ngón chân, thì cần có biện pháp ngăn ngừa từ sớm như điều chỉnh lối sống khoa học cũng như chủ động bổ sung dưỡng chất nuôi dưỡng khớp, làm chậm quá trình thoái hóa khớp như Jointlab càng sớm càng tốt, hỗ trợ xương khớp chắc khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Nguồn: https://jex.com.vn/thoai-hoa-khop/ban-chan-ngon-chan-a1245.html