Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh lý xương khớp mãn tính, xảy ra khi đĩa đệm và khớp xương bị thoái hóa, hình thành gai xương xung quanh đốt sống. Đây là những thay đổi tự nhiên khi quá trình lão hóa xảy ra. Ngoài gây ra tình trạng đau nhức, thoái hóa đốt sống lưng còn ảnh hưởng tới khả năng vận động và sinh hoạt thường ngày của người bệnh.
1. Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng là gì?
Thoái hóa cột sống thắt lưng (Spondylosis) là tình trạng sụn khớp và đĩa đệm ở các đốt sống thắt lưng (từ L1 đến L5) bị hư tổn, đồng thời, phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch bị thay đổi về cấu trúc do mất nước hoặc lão hóa. Đây là một bệnh lý xương khớp diễn tiến chậm, tăng dần về cấp độ và có thể gây đau âm ỉ, khiến người bệnh giảm khả năng vận động.
Thoái hóa đốt sống lưng có thể xảy ra ở các vị trí khác nhau trên cột sống, chẳng hạn như:
- Gai cột sống ngực ảnh hưởng tới phần giữa cột sống.
- Gai cột sống thắt lưng tác động tới phần lưng dưới.
- Gai cột sống đa tầng (Multilevel spondylosis) ảnh hưởng tới nhiều phần của cột sống.
2. Ai có nguy cơ bị thoái hóa cột sống thắt lưng?
Bệnh thoái hóa đốt sống lưng có nguy cơ xảy ra ở 7 nhóm đối tượng sau:
- Thống kê từ Viện phẫu thuật chỉnh hình Hoa Kỳ cho biết, khoảng hơn 80% người trên 60 tuổi mắc phải tình trạng thoái hóa cột sống lưng.
- Những người làm công việc văn phòng, thường xuyên tiếp xúc với máy tính, công nhân may, công nhân bốc vác hoặc tài xế lái xe ô tô.
- Người thừa cân, béo phì.
- Người gặp tai nạn giao thông khiến cột sống bị chấn thương hoặc người đã từng trải qua phẫu thuật cột sống.
- Người có chế độ sinh hoạt không lành mạnh, lạm dụng chất kích thích hoặc ăn uống thiếu chất.
- Người có vấn đề về sức khỏe tâm thần như rối loạn âu lo hoặc trầm cảm.
- Người có người thân trong gia đình mắc các bệnh lý về thoái hóa cột sống.
Tại Việt Nam, ước tính 80% số người trên 50 tuổi gặp phải tình trạng vôi hóa hoặc thoái hóa đốt sống. Trong đó, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao hơn nam giới.
3. Nguyên nhân gây ra bệnh lý
Thoái hóa khớp cột sống thắt lưng có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:
- Tuổi tác, lão hóa tự nhiên: Quá trình lão hóa tự nhiên là nguyên nhân hàng đầu khiến cột sống thắt lưng bị thoái hóa. Theo thời gian, chức năng và cấu trúc của xương khớp có xu hướng suy giảm.
- Sai tư thế: Thoái hóa cột sống thắt lưng còn xuất phát từ thói quen sinh hoạt không đúng cách (ví dụ như đứng hoặc ngồi quá lâu ở một tư thế, ngủ sai tư thế hay mang vác nặng). Điều này khiến sụn khớp và đĩa đệm phải chịu áp lực quá tải trong thời gian dài. Hậu quả là sụn và phần xương dưới sụn bị tổn thương, đĩa đệm giảm hoặc mất tính đàn hồi, đồng thời dây chằng bao khớp bị xơ cứng.
- Dinh dưỡng thiếu chất: Dinh dưỡng đóng vai trò rất lớn đối với sức khỏe cột sống. Do đó, chế độ dinh dưỡng thiếu cân đối hoặc bị rối loạn chức năng trao đổi chất cũng là những nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mắc thoái hóa cột sống thắt lưng.
- Thừa cân, béo phì: Cột sống thắt lưng là bộ phận phải chịu nhiều áp lực từ sức nặng của cơ thể mỗi khi di chuyển hoặc vận động. Chính vì thế, khi cân nặng càng tăng thì áp lực lên cột sống càng lớn, từ đó tăng nguy cơ thoái hóa.
- Chấn thương: Khi cột sống bị chấn thương (té, ngã, va chạm,…) nhưng không được điều trị kịp thời và đúng cách cũng có thể dẫn đến tình trạng thoái hóa.
- Các yếu tố khác: Một số yếu tố khác cũng làm gia tăng nguy cơ thoái hóa cột sống thắt lưng như di truyền, dị tật bẩm sinh, từng trải qua phẫu thuật cột sống…
4. Triệu chứng thoái hóa đốt sống thắt lưng
Các triệu chứng phổ biến của thoái hóa cột sống thắt lưng gồm:
- Đau vùng thắt lưng: Đau vùng lưng dưới liên tục trong 6 tuần, có thể lan rộng xuống mông và hai chi dưới và gia tăng khi người bệnh vặn mình, nâng nhấc đồ vật hoặc thời tiết thay đổi. Các cơn đau có thể chia thành từng đợt và kéo dài.
- Cứng cột sống, hạn chế vận động: Những cơn đau khiến cho người bệnh khó khăn khi vận động, không thể thực hiện các động tác như vặn mình, cúi người.
- Tê bì chân tay: Triệu chứng này thường xuất hiện về đêm, sáng sớm hoặc khi thời tiết thay đổi, khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày.
- Yếu hoặc teo cơ chi dưới: Thoái hóa cột sống thắt lưng có thể gây teo cơ chi dưới. Lúc này, nhóm cơ bị teo cũng trở nên yếu đi, người bệnh khó giữ thăng bằng khi đứng hoặc di chuyển. Đây cũng là biểu hiện cho thấy bệnh đang ở mức độ nghiêm trọng.
- Khó kiểm soát bàng quang và ruột: Một trong những dấu hiệu và cũng là biến chứng của thoái hóa cột sống thắt lưng chính là không kiểm soát được bàng quan và ruột. Khi xuất hiện triệu chứng này, bệnh nhân cần đến bác sĩ để được kiểm tra càng sớm càng tốt.
Xem thêm: Triệu chứng thoái hóa khớp ở các vị trí nên biết để điều trị kịp thời
5. Thoái hóa cột sống thắt lưng ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?
Trước đây, thoái hóa cột sống thắt lưng chủ yếu gặp phải ở người cao tuổi, người từng khuân vác nặng làm tổn thương, cong vẹo cột sống hoặc chèn ép đĩa đệm quá mức. Tuy nhiên những năm gần đây, độ tuổi mắc thoái hóa cột sống thắt lưng trẻ dần, nhất là những người làm công việc văn phòng ít vận động, người thừa cân, béo phì, người có chế độ dinh dưỡng không tốt.
Sở dĩ thoái hóa cột sống thắt lưng được xếp vào nhóm bệnh mạn tính do đây là hậu quả của quá trình thoái hóa xương khớp và đĩa đệm, không thể điều trị hoàn toàn mà chỉ có thể làm chậm quá trình diễn biến bệnh và từ đó giảm triệu chứng. Triệu chứng bệnh thường xảy ra thành nhiều đợt, có thể tự thoát lui dần hoặc đợt sau đau nghiêm trọng hơn.
Triệu chứng của thoái hóa cột sống thắt lưng ảnh hưởng rất lớn đến vận động, sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh, bao gồm:
- Cứng cột sống thường xảy ra vào buổi sáng khi vừa thức dậy, nhất là khi thời tiết lạnh khiến người bệnh rất khó ngồi dậy hay xoay người.
- Từng đợt diễn biến bệnh sẽ có cảm giác đau âm ỉ, khu trú và cơn đau tăng khi vận động.
- Ở bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng nặng, cơn đau thắt lưng trở nên nghiêm trọng, xảy ra cả khi nghỉ ngơi và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
- Yếu chân, đau theo rễ dây thần kinh, tê nhức chân.
- Hẹp ống sống, đau cách hồi thần kinh: cơn đau xảy ra dọc theo dây thần kinh tọa, nghiêm trọng hơn khi đi lại và giảm khi nghỉ ngơi.
Khi bệnh nặng, rất khó điều trị hồi phục cho người bệnh, không ít bệnh nhân phải chịu triệu chứng bệnh thường xuyên ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe.
Một số biến chứng nguy hiểm nếu bệnh không được điều trị đúng cách, kịp thời là:
- Đau dây thần kinh tọa.
- Biến dạng cột sống: cong, gù, lưng, mất thẩm mỹ.
- Teo cơ.
- Chèn ép tủy sống.
- Tàn phế, bại liệt.
- Triệu chứng ở mắt như sợ ánh sáng, giảm thị lực, mắt sưng đau thường xuyên, thậm chí nghiêm trọng hơn gây mù.
Điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng sớm là đặc biệt quan trọng để giảm nhẹ triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng đe dọa tới sức khỏe người bệnh.
6. Hệ luỵ bệnh thoái hóa cột sống lưng
Đa số người bệnh đều thắc mắc thoái hóa cột sống lưng có nguy hiểm không. Thực tế căn bệnh này không ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy nhiên xương bị thoái hóa sẽ gây ra nhiều biến chứng quan hệ trực tiếp đến sức khỏe và sinh hoạt. Điều này thể hiện thông qua một số hậu quả mà người bệnh có thể gặp phải nếu không điều trị kịp thời.
6.1. Hậu quả trong sinh hoạt
Đa số người mắc bệnh thoái hóa cột sống lưng đều sẽ chịu ảnh hưởng trong sinh hoạt. Đặc biệt là chứng thoái hóa cột sống thắt lưng. Căn bệnh này sẽ làm cứng khớp, sưng đau vùng khớp tạo cảm giác khó chịu cho người bệnh. Các cơn đau thường sẽ xuất hiện khi người bệnh di chuyển đột ngột.
Bên cạnh đó triệu chứng cứng khớp còn gây hạn chế vận động. Những người bị thoái hóa cột sống thắt lưng sẽ khó quay, cúi gập người hoặc đứng lên ngồi xuống. Các hoạt động này đều khiến người bệnh thực hiện rất khó khăn và gây đau đớn khi cử động.
6.2. Nguy cơ bại liệt
Bệnh thoái hóa cột sống lưng cần điều trị sớm. Nếu bệnh chuyển sang các giai đoạn sau thì có thể khiến xương chèn lên dây thần kinh. Dấu hiệu đầu tiên là tình trạng tê tay với thoái hóa cột sống vùng lưng hoặc tê chân với thoái hóa cột sống thắt lưng.
Lâu dần dấu hiệu này sẽ trở nên nặng hơn gây bại liệt. Người bệnh có thể sẽ mất khả năng lao động hoặc tàn phế. Trong nhiều trường hợp bệnh có thể chèn lên các dây thần kinh quan trọng và gây nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên tỷ lệ nguy hiểm đến tính mạng không cao.
6.3. Biến chứng thoát vị đĩa đệm
Thoái hóa cột sống lưng có thể biến chứng thành thoát vị đĩa đệm. Biến chứng xuất hiện ngay khi có một tác nhân đủ mạnh làm cho đĩa đệm bị chèn ép và thoát khỏi vị trí vốn có. Tác nhân ấy có thể đơn giản là việc mang vác nặng, vận động quá sức, cúi gập người đột ngột…
Khi đó thoái hóa cột sống lưng có thể chuyển thành các vị đĩa đệm. Đĩa đệm thoát khỏi vị trí ban đầu sẽ chèn ép lên ống sống hoặc các dây thần kinh. Triệu chứng xuất hiện thường là các cơn đau, tê mỏi, khó tự động. Ngoài ra thoát vị đĩa đệm còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác như rối loạn đại tiểu tiện, đau rễ thần kinh, teo cơ. Thậm chí cuối cùng người bệnh có thể bị tàn phế.
6.4. Biến chứng rối loạn tiền đình
Thoái hóa cột sống lưng và cách điều trị cần tiến hành nếu không người bệnh sẽ bị biến chứng rối loạn tiền đình. Thoái hóa sẽ gây tổn thương lỗ tiến hợp. Từ đó gây chèn ép mạch máu tạo ra chứng rối loạn tiền đình. Biểu hiện của người bệnh là cảm giác mệt mỏi, lo lắng, trầm cảm, mất ngủ, chán ăn.
Những người cao tuổi thường xuất hiện tình trạng chóng mặt. Đây là nguyên nhân tạo ra tai nạn khi di chuyển. Đặc biệt là khi di chuyển ở những nơi cao như cầu thang, trèo cây, đứng ban công…
6.5. Biến chứng một số bệnh khác
Thoái hóa cột sống lưng còn có thể gây biến chứng thành một số bệnh khác liên quan đến xương sống. Phổ biến nhất là gai cột sống, gù lưng, đau dây thần kinh tọa, biến dạng cột sống…Tất cả đều có ảnh hưởng đáng kể tới sinh hoạt và sức khỏe người bệnh.
7. Cách điều trị thoái hoá cột sống thắt lưng
Có rất nhiều phương pháp điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng, bao gồm:
7.1. Dùng thuốc giảm đau
Khi các cơn đau trở nên dữ dội và dai dẳng, nhiều bệnh nhân có xu hướng sử dụng các loại thuốc giảm đau ở cấp độ mạnh, chẳng hạn như thuốc giảm đau paracetamol, thuốc giãn cơ hoặc tiêm Corticosteroid tại chỗ,…
Với các loại thuốc giảm đau hiện nay, hầu hết người bệnh chỉ nhận thấy lợi ích giảm đau nhanh chóng, giá thành rẻ và dễ tìm mua. Tuy nhiên, nếu dùng thuốc trong thời gian dài có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và nếu ngừng thuốc sẽ bị tái đau. Hoặc thuốc Corticosteroid khi ngưng sử dụng đột ngột, giảm liều quá nhanh có thể gây ra tình trạng mệt mỏi, chóng mặt, chán ăn hoặc đau nhức các khớp.
Chưa kể, nếu lạm dụng thuốc kéo dài, các hệ lụy nguy hiểm có thể xảy ra như ù tai, loét thủng dạ dày, tụt huyết áp, khó thở hoặc suy giảm chức năng gan – thận. Do đó, dùng thuốc giảm đau chỉ hỗ trợ “lành bệnh” tạm thời, người dùng không nên quá phụ thuộc để ngăn ngừa những nguy hại cho sức khỏe.
7.2. Luyện tập phù hợp
Người bệnh có thể thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng như bơi lội, yoga hoặc đi bộ để tăng cường sức mạnh cơ bắp, đồng thời duy trì tính ổn định của cột sống. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả và an toàn, người bệnh nên thực hiện các bài tập theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên viên vật lý trị liệu.
7.3. Châm cứu
Khi áp dụng châm cứu, các cơn đau ở thắt lưng sẽ nhanh chóng được xoa dịu. Tuy nhiên, hiệu quả giảm đau của phương pháp này chỉ là tạm thời bởi nguyên căn của thoái hóa cột sống vẫn chưa được điều trị tận gốc. Ngoài ra, người bệnh cũng cần cân nhắc chọn những địa chỉ châm cứu uy tín, có lương y được đào tạo bài bản để tránh “tiền mất, tật mang”.
7.4. Nắn chỉnh cột sống kết hợp Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng
Nhiều bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng đã tìm đến phương pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) và thoát khỏi cơn đau nhanh chóng mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật. Đây là phương pháp điều trị bảo tồn dựa trên nguyên lý gắn kết giữa hệ thần kinh và cột sống, phương pháp này giúp chỉnh sửa cấu trúc cột sống bị sai lệch về vị trí tự nhiên, từ đó cải thiện tận gốc các bệnh liên quan tới thoái hóa cột sống.
7.5. Phẫu thuật
Phẫu thuật là giải pháp cuối cùng được chỉ định nếu như các phương pháp trị liệu bảo tồn không mang lại hiệu quả, hoặc được áp dụng trong trường hợp thoái hóa cột sống thắt lưng diễn biến ở mức độ nghiêm trọng. Nhiều người cho rằng sau khi phẫu thuật thì bệnh được chữa khỏi tận gốc. Tuy nhiên, điều này là sai lầm vì phẫu thuật không thể giải quyết triệt để cơn đau, nhiều trường hợp mắc bệnh lý cột sống đã tái phát chỉ sau một thời gian điều trị.
Với bệnh nhân đã trải qua phẫu thuật cột sống nhưng không thành công, nếu tiếp tục thực hiện ca phẫu thuật mới là điều không thể vì có thể gây suy giảm đề kháng, để lại nhiều di chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, rối loạn đông máu, đau tim, đột quỵ hoặc tổn thương não.
8. Phòng ngừa thoái hóa đốt sống thắt lưng
Để phòng ngừa và giảm nguy cơ tái phát bệnh thoái hóa cột sống lưng chuyên gia khuyến khích người trẻ và người trung niên nên điều chỉnh lối sống dựa trên 5 nguyên tắc sau:
- Thay đổi chế độ dinh dưỡng, tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin D, Canxi, Magie để củng cố hệ xương chắc khỏe, duy trì tính linh hoạt cho cột sống.
- Giữ tư thế lưng thẳng khi ngồi học và làm việc. Nếu phải ngồi lâu thì sau mỗi 30 – 45 phút, hãy đứng dậy đi lại để thư giãn gân cốt.
- Người dưới 40 tuổi bị thoái hóa cột sống thắt lưng nhẹ có thể thực hiện các bài tập thể thao như đi bộ, thể dục dưỡng sinh hoặc bơi lội để tăng sức bền cho cơ và khớp.
- Xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc và đúng giờ. Chú ý hạn chế căng thẳng quá mức hay mang vác vật nặng trong thời gian dài.
- Chủ động thăm khám, tầm soát cột sống định kỳ nhằm phát hiện và điều trị bệnh từ sớm, tránh để dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
- Khi xuất hiện các dấu hiệu đau nhức xương khớp bất thường, người bệnh cần gặp bác sĩ ngay lập tức để được chẩn đoán và áp dụng biện pháp can thiệp kịp thời.
9. Cách chữa thoái hóa đốt sống lưng tại nhà
Người không may mắc thoái hóa cột sống lưng và cách điều trị sẽ tùy thuộc tình hình sức khỏe. Bên cạnh phương pháp bác sĩ tư vấn, người bệnh có thể tự điều trị tại nhà.
Người bệnh có thể điều trị bằng cách:
- Xoa bóp bằng thuốc hoặc dầu nóng tại vùng bị thoái hóa để giảm triệu chứng bệnh.
- Sử dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp với người bị thoái hóa cột sống.
- Chỉnh sửa tư thế ngồi, đứng, di chuyển để hạn chế bệnh gia tăng.
- Tập luyện thể chất với cường độ nhẹ như đi bộ hoặc bơi lội để tăng tính dẻo dai cho xương. Ngoài ra thể dục còn giúp tăng cường cơ bắp nâng đỡ cột sống.
- Người thừa cân thì nên áp dụng chế độ giảm cân khoa học.
- Tập vật lý trị liệu dưới sự hỗ trợ, hướng dẫn của bác sĩ.
- Nghỉ ngơi khi cảm thấy đau đớn.
- Ngừng hoặc giảm tối đa những hoạt động có thể khiến bệnh trở nặng.
Thoái hóa cột sống thắt lưng là căn bệnh xương khớp phổ biến của xã hội, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng vận động và chất lượng sinh hoạt của bệnh nhân. Vì vậy mọi người cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời khi có các triệu chứng đã nêu trên để tránh những biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng đến sinh hoạt. Sống Khỏe Mỗi Ngày hị vọng bài viết trên cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc. Xin cảm ơn.
Nguồn tham khảo:
- https://acc.vn/nhan-biet-trieu-chung-thoai-hoa-cot-song-lung-va-cach-chua-tri/
- https://medlatec.vn/tin-tuc/thoai-hoa-cot-song-that-lung-phuong-phap-dieu-tri-hieu-qua-nhat-s68-n28337
- https://suckhoedoisong.vn/thoai-hoa-cot-song-that-lung-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-hieu-qua-169211210160403153.htm