Tình trạng đau thần kinh tọa khiến bệnh nhân phải chịu nhiều khó khăn, bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như yếu chi, liệt chi, mất chức năng ruột hoặc bàng quang. Các phương pháp điều trị bệnh phổ biến như dùng thuốc, áp dụng vật lý trị liệu và can thiệp phẫu thuật. Trong quá trình điều trị, nhiều bệnh nhân thắc mắc “bị đau thần kinh tọa có nên đi bộ không”. Hãy cùng Sống Khỏe Mỗi Ngày tìm hiểu bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.
1. Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh đau thần kinh tọa
1.1. Nguyên nhân gây bệnh đau thần kinh tọa
Bệnh đau thần kinh tọa do nhiều nguyên nhân gây ra. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:
- Thoát vị đĩa đệm: Đĩa đệm là tấm đệm nằm giữa các đốt sống của cột sống. Khi đĩa đệm này lồi ra, nó có thể chèn ép dây thần kinh và gây ra cảm giác đau cho người bệnh. Đây chính là tình trạng đau thần kinh tọa.
- Hẹp cột sống: Tình trạng hẹp cột sống cũng có nguy cơ chèn ép và gây đau dây thần kinh tọa. Hẹp cột sống thường xảy ra ở những trường hợp trên 60 tuổi.
- Khối u cột sống: Những bệnh nhân có khối u bên trong tủy sống hoặc dọc theo tủy sống cũng có nguy cơ phải đối mặt với bệnh đau thần kinh tọa. Vì khi những khối u phát triển về kích thước, nó sẽ gây ra những tác động, những áp lực nhất định lên các dây thần kinh cột sống.
- Viêm khớp, thoái hóa khớp: Khi mắc phải tình trạng viêm khớp, thoái hóa khớp, dây thần kinh tọa có thể bị kích thích và sưng lên, từ đó gây đau.
- Những trường hợp bị chấn thương hay nhiễm trùng cũng dễ bị đau thần kinh tọa.
- Người mắc phải hội chứng cơ hình lê: Theo các chuyên gia, cơ hình lê ở sâu bên trong mông. Loại cơ này có chức năng kết nối cột sống dưới với xương đùi, chạy qua dây thần kinh tọa. Trong trường hợp cơ hình lê bị co thắt sẽ gây áp lực lên dây thần kinh tọa khiến cho người bệnh bị đau.
1.2. Những triệu chứng của bệnh đau thần kinh tọa
Thông thường những cơn đau dây thần kinh tọa thường xuất phát từ dưới lưng, sau đó lan rộng xuống mông và phía sau chân. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có thể xuất hiện những triệu chứng như sau:
- Thắt lưng, mông, mặt sau của cẳng chân xuất hiện những cơn đau, mỏi cơ, tê cứng, nóng rát hoặc ngứa râm ran, cảm giác yếu cơ,…
- Tùy vào mức độ bệnh mà cơn đau có thể nhẹ hoặc nhức buốt nghiêm trọng.
- Người bệnh có thể bị tê chân dọc theo dây thần kinh tọa, ngón chân và bàn chân có cảm giác ngứa râm ran.
- Dáng đi của người bệnh có sự bất thường, bên cao, bên thấp.
- Đối với một số trường hợp bệnh nặng, người bệnh có cảm giác đau khi cúi người, khi hắt hơi hoặc ho, đau khi ngồi quá lâu,… Tuy nhiên, khi được nghỉ ngơi, các triệu chứng này sẽ thuyên giảm.
- Một vài trường hợp nghiêm trọng hơn, người bệnh rất khó khăn khi đi lại, thậm chí không thể đi lại.
- Trong trường hợp rễ thần kinh bị tổn thương, người bệnh có thể mất cảm giác ở chi dưới hoặc không kiểm soát khi đại tiểu tiện.
Nếu thấy những triệu chứng bất thường này, bạn nên đi khám để được các bác sĩ chẩn đoán bệnh và điều trị bệnh kịp thời, hạn chế biến chứng nghiêm trọng.
2. Đau thần kinh tọa có nên đi bộ không?
2.1. Bệnh nhân đau thần kinh tọa có nên đi bộ không?
Về đáp án cho câu hỏi: “Người đau thần kinh tọa có nên đi bộ hay không?”. Theo các chuyên gia y tế giải đáp, câu trả lời là có. Bất kỳ bệnh xương khớp nào thì việc duy trì thói quen vận động và đi bộ thường xuyên là việc rất cần thiết. Vì nó hỗ trợ người bệnh cải thiện sức khỏe xương khớp và giúp điều trị bệnh rất hiệu quả. Đặc biệt là những người mắc bệnh đau thần kinh tọa.
2.2. Lợi ích của việc đi bộ với người đau thần kinh tọa
Câu trả lời cho thắc mắc đau thần kinh tọa có nên đi bộ không đã được giải đáp. Vậy lợi ích của việc đi bộ đối với người mắc bệnh lý này là gì? Cụ thể như sau:
- Hỗ trợ cải thiện tình trạng đau nhức, tê bì và co cứng khớp.
- Thường xuyên đi bộ giúp thư giãn các bó cơ và các khớp xương, giảm thiểu sự căng thẳng. Ngoài ra, nó còn ngăn chặn việc dây thần kinh bị chèn ép và giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu của bệnh nhân diễn ra trơn tru.
- Đi bộ mỗi ngày giúp phần sụn khớp được nuôi dưỡng, làm tăng độ linh hoạt và nâng cao sức bền của xương khớp. Do đó, đối với những người đang bước vào tuổi trung niên, việc đi bộ sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp gối hoặc viêm nhiễm khớp gối.
- Tăng cường quá trình giải phóng endorphin ở người bệnh làm giảm đau và chống viêm hiệu quả.
- Ngoài ra, việc đi bộ thể dục mỗi ngày còn giúp tăng cường độ đàn hồi của cột sống, kiểm soát tốt cân nặng, phòng tránh tình trạng thừa cân, làm thuyên giảm áp lực lên đĩa đệm, cột sống và tủy sống,…
2.3. Hướng dẫn đi bộ đúng cách để nhận được hiệu quả tốt nhất
Với những người khỏe mạnh, đi bộ là một bài tập đơn giản và dễ dàng. Nhưng đối với những người bị bệnh đau thần kinh tọa thì khi đi bộ bạn cần phải chú ý rất nhiều, cần phải đi bộ đúng cách, nếu không sẽ có thể gây phản tác dụng. Đặc biệt, bạn cần đeo đai bảo vệ lưng khi vận động, tập luyện. Dưới đây là những lưu ý giúp người bệnh đi bộ đúng cách.
Chú ý đến khởi động
Khởi động là vấn đề rất quan trọng trước khi bạn bắt đầu tập bất cứ một môn thể thao nào. Khởi động lại càng quan trọng hơn đối với người bị đau thần kinh tọa. Những bài tập làm nóng cơ thể trước khi đi bộ sẽ khiến xương khớp giãn ra và dẻo dai hơn, đồng thời độ đàn hồi tốt hơn, làm giảm sự chèn ép lên dây thần kinh tọa khi vận động.
Hơn nữa, khởi động ít nhất 10 phút cũng là cách giúp hạn chế những vấn đề như sai khớp, chuột rút,… trong quá trình đi bộ. Bên cạnh đó, bạn nên chọn cho mình loại giày phù hợp, vừa với chân và trang phục thấm hút tốt, nên chuẩn bị nước mang theo và lựa chọn địa hình bằng phẳng.
Thời gian đi bộ
Người bệnh chỉ nên đi bộ khoảng 20 phút mỗi ngày. Duy trì đều đặn, bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi tích cực về sức khỏe. Có thể nghỉ giữa quãng khoảng 5 phút để tránh quá sức.
Nếu những dấu hiệu đau thuyên giảm tích cực, bạn có thể tăng thời gian đi bộ lên khoảng 30 phút mỗi ngày. Nhưng ngược lại, nếu tình trạng đau nhức càng nghiêm trọng hơn thì bạn nên dừng đi bộ.
3. Bài tập thể dục hiệu quả cho người đau thần kinh tọa
Ngoài việc đi bộ, người bệnh có thể thực hiện các bài tập thể dục nhằm cải cải thiện tình trạng đau thần kinh tọa. Dưới đây là 3 bài tập hiệu quả mà người bệnh có thể tham khảo:
3.1. Bài tập kéo giãn lưng
Các bước thực hiện bài tập kéo giãn lưng:
- Bước 1: Bạn tiến hành nằm sấp trên sàn, tì cơ thể lên khuỷu tay sao cho xương cột sống được duỗi thoải mái.
- Bước 2: Giữ thẳng cổ, rướn vai đưa ra sau, chống 2 bàn tay xuống dưới sàn.
- Bước 3: Bạn nên giữ hơi thở đều và giữ nguyên tư thế trong 10 giây.
- Bước 4: Bạn thực hiện tương tự từ 3 – 5 lần. Bạn cần chú ý giữ hông thẳng, không nên ngửa cổ ra sau và kéo giãn cơ thể quá mức.
3.2. Bài tập kéo giãn cơ đùi sau
Các bước thực hiện bài tập kéo giãn cơ đùi như sau:
- Bước 1: Bạn đứng ở tư thế thẳng, đặt một chân lên một chiếc ghế nhỏ.
- Bước 2: Giữ cơ thể sao cho thăng bằng, sau đó duỗi thẳng từ từ các ngón chân.
- Bước 3: Bạn từ từ ngả người về phía trước, giữ lưng thẳng và giữ nguyên tư thế này khoảng 20 – 30 giây kết hợp thở sâu.
- Bước 4: Bạn tiến hành đổi chân, thực hiện tương tự lặp lại khoảng 3 – 5 lần.
3.3. Bài tập cải thiện vùng thắt lưng
Các bước thực hiện bài tập giúp cải thiện vùng thắt lưng như sau:
- Bước 1: Bắt đầu với tư thế nằm trên thảm hoặc mặt phẳng, bạn kê thêm một chiếc gối nhỏ ở dưới đầu.
- Bước 2: Bạn tiến hành cong 2 đầu gối lên, sao cho bàn chân duỗi thẳng và khoảng cách giữa 2 bàn chân tương ứng với độ rộng của hông.
- Bước 3: Tiếp theo, bạn để nửa trên cơ thể thả lỏng và từ từ gặp cằm về phía ngực.
Bài viết trên là đáp án cho thắc mắc đau thần kinh tọa có nên đi bộ hay không, cùng với đó là một số lưu ý và lợi ích của việc đi bộ mang lại. Hy vọng bài viết này có thể mang đến cho bạn những thông tin và kiến thức bổ ích..
Nguồn tham khảo:
- https://medlatec.vn/tin-tuc/benh-nhan-bi-dau-than-kinh-toa-co-nen-di-bo-khong-s68-n23031
- https://coxuongkhopdlh.com/dau-than-kinh-toa-co-nen-di-bo/