Người bị thoái hóa xương khớp thường bị đau nhức, cử động kèm theo tiếng kêu. Với tình trạng này, nhiều người bệnh nghĩ chất nhầy ở các khớp bị khô và tâm lý ăn gì bổ nấy, nhiều người chọn đậu bắp để tăng chất nhầy cho xương khớp giúp các khớp hoạt động trơn tru. Vậy đậu bắp có tốt cho xương khớp không? Hãy cùng Sống Khỏe Mỗi Ngày tham khảo bài viết sau đây nhé.
Đậu bắp là món ăn quen thuộc của người dân Việt Nam. Mọi người thường chỉ biết đến đậu bắp với công dụng nhuận tràng, hỗ trợ tiêu hóa và trị táo bón mà không biết rằng đậu bắp còn có thể điều trị bệnh viêm khớp. Đây cũng chính là câu hỏi mà nhiều người băn khoăn đó là uống đậu bắp trị khớp có tốt không?
1. Đậu bắp có tốt cho xương khớp không?
Nguyên nhân thực sự của các bệnh về khớp chính là do sự thoái hóa sụn khớp, trong đó sụn không còn trơn láng, dịch khớp không còn hoạt động tốt để cử động trơn tru.
Khoa học đã chứng minh sụn khớp có tác dụng bảo vệ hai đầu xương. Theo thời gian, sụn khớp bị mòn dần do tuổi tác, thói quen xấu hay mang vác nặng. Thành phần chủ yếu của sụn khớp là collagen type 2, khi bị thiếu hụt collagen các khớp sẽ yếu đi, xuất hiện tiếng kêu khi cử động, vận động khó khăn, hình thành các gai xương,…
Chất nhầy bôi trơn khớp không phải là chất nhầy có trong đậu bắp như nhiều người lầm tưởng. Đậu bắp có khả năng chữa bệnh khớp là nhờ hàm lượng lớn canxi, axit folic, chất xơ và các loại vitamin như vitamin A, C, K,… giúp xương chắc khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh, cải thiện tình trạng đau khớp hiệu quả.
2. Tác dụng của đậu bắp đối với sức khỏe
Đậu bắp chứa các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như chất xơ, vitamin A, C, K, axit folic,…
2.1. Hỗ trợ hệ tiêu hoá
Nhờ chứa nhiều chất xơ nên đậu bắp hỗ trợ tiêu hóa thức ăn tốt hơn, hạn chế táo bón và rất tốt cho người bị hội chứng ruột kích thích hay khó tiêu.
2.2. Kiểm soát cholesterol
Chất pectin trong đậu bắp là một loại chất xơ có tác dụng giảm cholesterol xấu trong máu, có ích cho những người mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp.
2.3. Ổn định đường huyết
Hàm lượng chất nhầy và chất xơ trong đậu bắp giúp lượng đường trong máu không tăng đột ngột bằng cách làm chậm quá trình hấp thụ đường từ ruột non, tốt cho người bệnh tiểu đường.
2.4. Tăng cường miễn dịch
Đậu bắp giàu vitamin C cùng với chất xơ nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi trong đường ruột làm tăng sức đề kháng của cơ thể chống lại virus, vi khuẩn, nhiễm trùng hiệu quả.
2.5. Tốt cho mắt và da
Vitamin A và C trong đậu bắp có lợi cho mắt và da.
2.6. Hỗ trợ xương chắc khỏe
Nhờ chứa vitamin K và axit folic, đậu bắp được coi là thực phẩm tốt cho xương, giúp giảm nguy cơ loãng xương.
2.7. Tốt cho phụ nữ mang thai
Lợi ích của đậu bắp cho mẹ bầu nhờ hàm lượng folate. Folate được biết đến là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng mà phụ nữ mang thai cần cho sự phát triển của thai nhi. Thiếu axit folic làm tăng nguy cơ sảy thai và dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
2.8. Hỗ trợ giảm cân
Nếu bạn đang trong chế độ ăn kiêng giảm cân thì có thể lựa chọn loại rau này vào chế độ ăn uống của mình. Đậu bắp chứa nhiều chất xơ và ít calo nên giúp bạn no lâu, hạn chế thèm ăn nên giảm cân hiệu quả.
2.9. Chống ung thư
Một nghiên cứu cho biết các lectin trong đậu bắp có thể ức chế 65% sự phát triển của tế bào ung thư vú. Ngoài ra, đậu bắp còn chứa một lượng chất xơ không hòa tan giúp cải thiện đường tiêu hóa khỏe mạnh, do đó làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy đậu bắp có hàm lượng chất chống oxy hóa cao hơn nhiều so với hầu hết các loại rau khác, bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của các gốc tự do, ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư trong cơ thể.
3. Chữa khớp bằng đậu bắp
3.1. Đậu bắp ngâm
Một trong những cách chữa khô khớp bằng đậu bắp đơn giản nhất là uống nước đậu bắp ngâm. Cách làm:
- Chọn khoảng 10 quả đậu bắp tươi, non, không bị sâu, rửa sạch, ngâm qua nước muối pha loãng rồi dùng dao cắt bỏ đầu và đuôi.
- Thái mỏng đậu bắp và cho đậu bắp vào lọ thủy tinh sạch, thêm nước nóng và đậy nắp lại.
- Để khoảng 1 ngày là được rồi chắt lấy nước đậu bắp uống. Bạn có thể uống nước đậu bắp hàng ngày trước bữa ăn sáng khoảng 30 phút để tăng mật độ khoáng cho xương và bổ sung dịch khớp.
- Uống nước đậu bắp ngâm thường xuyên ít nhất 2 – 3 tháng để nhận thấy những thay đổi của xương khớp.
3.2. Đậu bắp luộc
Một trong những cách chữa khô khớp đơn giản là ăn đậu bắp luộc. Luộc là cách chế biến đậu bắp đơn giản nhất nhưng không phải ai cũng biết cách luộc đậu bắp chín và ngọt.
Cách làm:
- Đậu bắp rửa sạch.
- Thêm ít muối vào nồi nước và đun sôi
- Cho đậu bắp vào và luộc khoảng 3 phút.
- Vớt đậu bắp ra cho vào nước đá lạnh ngâm khoảng 5 phút để đậu được xanh và giòn.
- Sau đó vớt ra đĩa, dùng kèm nước chấm.
3.3. Canh chua đậu bắp
Đậu bắp có thể kết hợp với các nguyên liệu khác để tạo thành món canh chua hấp dẫn.
Nguyên liệu:
- 200g đậu bắp;
- 2 quả cà chua;
- 1/2 quả dứa;
- Me ngâm trong nước sôi khoảng 5 phút, lọc lấy nước;
- Tỏi, ớt băm nhuyễn;
- Ngò gai rửa sạch, cắt nhỏ;
- Nước mắm, muối, hạt nêm, đường, bột ngọt,…
Cách làm:
- Luộc đậu bắp với chút muối khoảng 1 – 2 phút, vớt ra cho vào nước đá lạnh, để ráo và cắt lát.
- Phi vàng tỏi, sau đó cho cà chua và dứa vào đảo đều, thêm 1 lít nước vào nồi đun sôi, thêm nước cốt me, dùng gia vị nêm nếm vừa ăn.
- Khi sôi thì cho đậu bắp vào nấu thêm 10 phút nữa cho các nguyên liệu chín. Thêm ớt và rau mùi lên trên và thưởng thức.
4. Lưu ý khi chữa khớp bằng đậu bắp
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi chữa khớp bằng đậu bắp, bạn cần chú ý những điều sau:
- Lựa chọn đậu bắp tươi, non, không thuốc trừ sâu, có nguồn gốc rõ ràng.
- Đậu bắp chỉ giúp giảm khô khớp một phần, không có khả năng điều trị dứt điểm. Bạn phải đi khám bác sĩ để điều trị chính xác.
- Bổ sung đa dạng thực phẩm lành mạnh. Ngoài đậu bắp, bạn nên tăng cường rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu axit amin, chất chống oxy hóa để có hệ cơ xương khỏe mạnh.
- Tránh làm việc quá sức, mang vác nặng.
- Loại bỏ thuốc lá, rượu và các chất kích thích để có một cơ thể khỏe mạnh, giảm tốc độ lão hóa.
- Tập thể thao phù hợp với thể trạng, chú ý cường độ hợp lý để xương và cơ bắp chắc khỏe, linh hoạt hơn.
Có thể thấy, đậu bắp ngoài được biết đến tốt cho tiêu hoá, còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của xương. Hy vọng bạn có thể cải thiện đau nhức xương khớp nhanh chóng và an toàn với các cách chữa khớp bằng đậu bắp đơn giản tại nhà được chia sẻ trên đây.
Nguồn: https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/chua-khop-bang-dau-bap-co-hieu-qua-khong-cach-lam-nuoc-dau-bap.html
Bài viết liên quan:
- Hiện tượng đau buốt xương nguyên nhân & cách điều trị
- Chân bị đau nhức trong xương là bệnh gì, nguy hiểm không
- Bị đau buốt trong xương ống chân nguyên nhân & lời khuyên
- Bệnh lao xương khớp – Nguyên nhân, triệu chứng & điều trị
- Nguyên nhân gây ra các bệnh về xương khớp
- Đau dây thần kinh tọa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị