Viêm khớp phản ứng phổ biến hơn ở các độ tuổi từ 20 đến 40. Bệnh có thể có những tác động làm ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt cũng như chất lượng cuộc sống và công việc hàng ngày cả bệnh nhân. Việc nắm rõ được những kiến thức về căn bệnh này sẽ giúp bạn có thể chủ động hơn nữa trong việc phòng chống và bảo vệ sức khỏe của chính mình và những người xung quanh. Hãy cùng Sống Khỏe Mỗi Ngày tham khảo bài viết sau đây nhé.
1. Khái niệm bệnh viêm khớp phản ứng
Viêm khớp phản ứng là tình trạng viêm khớp vô khuẩn. Đây là một tình trạng khớp bị viêm thứ phát sau khi bị một nhiễm khuẩn ngoài khớp cụ thể là hệ tiết niệu, bộ phận sinh dục hoặc hệ tiêu hóa. Bệnh có tính hệ thống vì các tổn thương có thể xảy ra ở một vài cơ quan phía ngoài khớp, ví dụ kết mạc, niệu đạo, ở đại tràng hoặc là cầu thận.
Các triệu chứng bị viêm của người bệnh có thể do một hoặc nhiều khớp hơn nhưng sẽ phổ biến hơn ở các khớp lớn nằm ở phía hai chi dưới, hệ cột sống hoặc khớp vùng chậu. Bệnh này sẽ phổ biến hơn ở độ tuổi từ 20 đến 40. Đối với trẻ em và người già thì chứng bệnh viêm khớp vô khuẩn dường như ít gặp hơn và tỷ lệ cao là ở nam giới.
Cơ chế chính ở đây chính là toàn bộ quá trình đáp ứng một cách quá mẫn cảm của hệ miễn dịch trong cơ thể đối với khả năng nhiễm khuẩn. Trung bình, khoảng 10% đến 20% những trường hợp bệnh nhân thì viêm khớp chính là một dấu hiệu nhận biết của chứng viêm cột sống dính khớp hoặc viêm khớp vảy nến. Những bệnh lý này sẽ gây nên những ảnh hưởng nhất định đối với chức năng hoạt động vốn có của khớp và hệ cột sống.
2. Những nguyên nhân gây bệnh viêm khớp phản ứng phổ biến
Bệnh viêm khớp phản ứng được xác định có thể là do một vài loại vi khuẩn có thể gây nên tình trạng nhiễm khuẩn của đường tiết niệu, bộ phận sinh dục hoặc đường tiêu hóa. Tuy nhiên, cũng có khoảng 20% các đối tượng bị viêm khớp phản ứng mà không tìm ra được nguyên nhân gây bệnh là gì.
Những loại vi khuẩn có khả năng gây nhiễm khuẩn đối với đường tiêu hóa ví dụ như: Vi khuẩn Salmonella, vi khuẩn Shigella, vi khuẩn Yersinia, vi khuẩn Borrelia,… hoặc các loại vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu và bộ phận sinh dục có thể kể đến như Chlamydia hay vi khuẩn Trachomatis.
Những trường hợp bị viêm khớp vô khuẩn thường gặp ở những người bị bệnh lao hệ thống hoặc virus. Một vài nguyên nhân có thể kể đến như: Virus Rubella, virus viêm gan, virus HIV hay Parvovirus,… Bên cạnh đó, những trường hợp mắc bệnh cũng gặp sau các chứng viêm đường ruột mạn tính điển hình như Crohn hay viêm loét đại tràng.
3. Những triệu chứng điển hình của bệnh
Những triệu chứng lâm sàng của căn bệnh viêm khớp phản ứng khá là đa dạng với nhiều mức độ khác nhau. Chúng thường được biểu hiện ra ở các cơ quan ở trên cơ thể như:
- Biểu hiện toàn thân: Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, bị sốt nhẹ, cảm thấy vô cùng khó chịu, nhiều lúc chán ăn và bị sút cân.
- Biểu hiện ở phần khớp: Có thể bị viêm một hoặc nhiều khớp trên cơ thể, chứng viêm không đối xứng và phổ biến hơn ở phần chi dưới như các khớp gối, các khớp cổ chân và cả các khớp ngón chân. Một số trường hợp có thể gặp phải các triệu chứng như ngón chân biến dạng thành hình khúc dồi. Phần khớp cột sống, khớp ở vai, khơi ở vùng chậu hay khớp ở các khuỷu cũng sẽ có thể phản ứng với chứng viêm gân cơ hoặc bị viêm bao gân và mắt cá chân.
- Da và niêm mạc: Những trường hợp bị tổn thương đối với cùng niêm mạc có thể kể đến ví dụ như miệng, lưỡi, ở phần bao quy đầu, bị viêm bàng quang, viêm niệu đạo hoặc cũng có thể bị viêm tuyến tiền liệt.
- Tổn thương ở mắt: Biểu hiện nổi bật nhất chính là mắt bị đỏ nhạy cảm hơn với ánh sáng, bị đau hốc mắt hoặc bị chứng viêm loét kết mạc. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể bị viêm màng bồ đào trước ở mắt hoặc bị viêm loét giác mạc.
Đa số người bệnh đều sẽ bị chứng viêm đường tiết niệu – sinh dục. Một số trường hợp khác còn bị chứng viêm đường tiêu hóa với thời gian trong khoảng 1 tháng trước khi có những dấu hiệu cụ thể của căn bệnh viêm khớp vô khuẩn. Một vài trường hợp bị chứng viêm nhẹ thường sẽ bị bỏ sót và không được bệnh nhân chú ý.
4. Khi mắc bệnh viêm khớp phản ứng cần phải làm gì?
Thăm khám định kỳ và tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị mà các bác sĩ chuyên khoa đưa ra chính là yêu cầu bắt buộc đối với những người bị viêm khớp phản ứng. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần phải tham gia các bài tập vật lý trị liệu để cải thiện sức khỏe và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Người bệnh cần phải được chữa trị triệt để những vấn đề thương tổn xả ra ở bên ngoài khớp. Các chế phẩm có thành phần Corticosteroid hoặc Acid salicylic cũng sẽ được chỉ định. Tuy nhiên, khi dùng các loại thuốc này, bác sĩ sẽ theo sát và cân nhắc một liều lượng dùng phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
Hầu hết những người bị viêm khớp phản ứng thường có tiên lượng khá tốt, tình trạng bệnh thuyên giảm chỉ sau vài tuần hoặc vài tháng điều trị. Cũng sẽ có những trường hợp bệnh tái đi tái lại nhiều đợt khác nhau. Nguyên nhân chính của các đợt khởi phát này gồm có viêm đường tiết niệu – sinh dục hoặc chứng viêm tiêu hóa.
Những bệnh nhân có HLA-B27 (+) sẽ có nguy cơ bị tái phát. Đồng thời, bệnh cũng sẽ nhanh chóng tiến triển thành mạn tính với tỷ lệ cao hơn nhiều so với bình thường. Theo thống kê, có khoảng 15% – 30% trường hợp chuyển biến thành chứng viêm cột sống dính khớp vô cùng nguy hiểm.
Ngoài ra, việc xét nghiệm các kháng nguyên HLA-B27 còn là cách để các bác sĩ có thể đánh giá được mức độ tổn thương của chứng viêm cột sống dính khớp. Những biểu hiện lâm sàng của căn bệnh này thường là cột sống bị hạn chế hoạt động, các khớp chi dưới bị viêm và nhanh chóng để lại các di chứng cho người bệnh.
Nguồn: https://medlatec.vn/tin-tuc/tim-hieu-viem-khop-phan-ung-co-nghiem-trong-khong-s68-n30247
Bài viết liên quan:
- Triệu chứng viêm khớp cùng chậu và cách điều trị
- Các dạng viêm khớp thường gặp hiện nay
- Viêm khớp liên mấu cột sống – Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
- Viêm khớp sụn sườn là gì? Dấu hiệu nhận biết, điều trị và cách phòng ngừa
- Viêm khớp ức đòn là bệnh gì? Có điều trị triệt để được không?
- Thấp khớp cấp – Nguyên nhân, điều trị & phòng ngừa bệnh