Bệnh phong thấp có chữa được không? - Sống khỏe mỗi ngày

Bệnh phong thấp có chữa được không?

Bệnh phong thấp có chữa được không?

Phong thấp là bệnh tự miễn, là một dạng của bệnh viêm khớp dạng thấp phổ biến ở đối tượng người cao tuổi, người lao động năng nhọc. Bệnh đặc trưng bởi các triệu chứng đau nhức, sưng đỏ các khớp, bắp thịt trong cơ thể. Bệnh phong thấp có chữa được không? Đến nay, vẫn chưa có cách chữa phong thấp triệt để, song nếu phát hiện sớm và điều trị tích cực, bệnh có thể ổn định trong thời gian dài.

1. Bệnh phong thấp có nguy hiểm không?

Khi bệnh phong thấp kéo dài, tình trạng viêm khớp tái đi tái lại gây ra những biến chứng không hồi phục được. Các đầu khớp bị tổn thương, sưng đau làm giới hạn vận động và sinh hoạt của người bệnh. Không những vậy còn gây biến dạng khớp và tổn thương cả ở những cơ quan khác.

Bệnh có tỉ lệ tàn phế cao do các khớp bị huỷ. Như vậy bệnh nguy hiểm nếu không được điều trị sớm và can thiệp kịp thời.

2. Quá trình diễn tiến của bệnh phong thấp

Diễn tiến của bệnh phong thấp khác nhau trên từng cơ địa bệnh nhân. Đa phần trong các trường hợp, bệnh diễn tiến kéo dài. Có 3 trường hợp thường xảy ra trong những năm đầu của bệnh phong thấp.

  • Bệnh chỉ có 1 đợt cấp: Bệnh chỉ có 1 đợt diễn tiến nặng với các triệu chứng sưng, đau các khớp. Sau đó bệnh thuyên giảm. ( Tỉ lệ 20% trong số các trường hợp)
  • Bệnh có nhiều đợt cấp (70%): một nửa nhóm này có bệnh diễn tiến từng đợt, giữa các đợt cấp này bệnh giảm hoàn toàn, các triệu chứng gần như biến mất. Nửa còn lại tiến triển nhiều đợt cấp và giữa các đợt không có sự suy giảm hoàn toàn như nhóm trước.
  • Bệnh diễn tiến ngày càng nặng hơn và thời điểm bệnh giảm.

3. Bệnh phong thấp có chữa được không?

Phong thấp hay còn gọi phong tê thấp là thuật ngữ đề cập đến tình trạng xương khớp và các cơ quan bên trong cơ thể bị sưng. Đây là bệnh lý tự miễn, xuất hiện khi kháng thể tấn công ngược tế bào khỏe mạnh có trong cơ thể.

Phong thấp gây ảnh hưởng chủ yếu đến dây chằng, cơ bắp, xương khớp, làm xuất hiện các triệu chứng như: sưng, đau, viêm, nóng đỏ hay cứng khớp. Triệu chứng bệnh có chiều hướng nghiêm trọng hơn vào buổi sáng, khi thời tiết chuyển lạnh. Ngoài ra, bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác trên cơ thể như mắt, da.

Giới chuyên môn vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây dạng rối loạn tự miễn này, chỉ viết bệnh liên quan mật thiết đến các yếu tố: truyền nhiễm, di truyền, chấn thương, sử dụng chất kích thích, tiền sử mắc bệnh lý xương khớp…

Đến nay, vẫn không tìm được biện pháp có thể chữa bệnh phong thấp dứt điểm. Mục đích của các liệu pháp điều trị chủ yếu tập trung đến việc giảm đau, kiểm soát triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm trong tương lai.

4. Cách kiểm soát bệnh phong thấp phổ biến hiện nay

Mặc dù bệnh phong thấp không thể chữa trị triệt để, song bạn vẫn có thể kiểm soát bệnh tái phát và giảm nhẹ biểu hiện nếu được điều trị từ sớm. Một số biện pháp được dùng để điều trị bệnh phong thấp phổ biến hiện nay gồm có:

4.1. Dùng thuốc tây

Thuốc tây chữa phong thấp là giải pháp được áp dụng phổ biến. Các loại thuốc được dùng trong điều trị phổ biến tại các cơ sở chuyên khoa gồm có:

  • Thuốc chống viêm không steroid (Aspirin, Diclofenac Sodium): thuốc có tác dụng giảm đau, chống viêm.
  • Thuốc kiếm soát hệ miễn dịch (MTX, AZA, CTX…): thuốc ức chế hệ miễn dịch sản sinh chất trung gian gây viêm.
  • Thuốc Corticosteroid đường uống (Prednisone): giảm viêm, giảm nhanh cơn đau cấp tính, hỗ trợ điều trị phong thấp.
  • Thuốc sinh học: Abatacept, Baricitinib.
Bệnh phong thấp có chữa được không?
Thuốc tây chữa phong thấp là giải pháp được áp dụng phổ biến.

Thuốc tây trị phong thấp có tác dụng giảm đau, giảm viêm nhanh chóng. Tuy nhiên, các loại thuốc đặc trị này có thể gây một số tác dụng phụ không mong muốn khi dùng. Vì thế, bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt cách sử dụng, liều dùng theo tư vấn và chỉ định của chuyên gia để tránh bị ảnh hưởng bởi tác dụng không mong muốn.

4.2. Vật lý trị liệu

Một số phương pháp vật lý trị liệu được dùng trong điều trị bệnh phong thấp gồm có:

  • Xoa bóp, bấm huyệt: day, ấn vào các huyệt để giảm sưng, đau, viêm khớp.
  • Châm cứu: điện châm hoặc châm để kích thích hệ thần kinh qua da, đem lại hiểu quả điều trị.
  • Liệu pháp nhiệt: bao gồm chườm nóng, chiếu sóng viba, chiếu tia hồng ngoại, xông hơi, liệu pháp giúp giảm nhanh triệu chứng đau, sưng, viêm.
  • Nắn chỉnh khớp: khi triệu chứng bệnh nghiêm trọng, phương pháp nắn, chỉnh khớp có thể được chỉ định để hạn chế biến dạng khớp, giúp bệnh nhân vận động dễ dàng hơn.
  • Bài tập phục hồi chức năng: bệnh nhân thực hiện các bài tập dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ của chuyên gia y tế để giảm đau và cải thiện triệu chứng bệnh.

4.3. Phẫu thuật

Phẫu thuật được chỉ định trong khi bệnh tiến triển nặng, gây biến dạng hoặc mất hẳn chức năng xương khớp. Lúc này, chuyên gia sẽ tiến hành thăm khám và thực hiện phẫu thuật loại bỏ khớp, thay khớp bằng bộ phận nhân tạo. Phẫu thuật có thể giúp bệnh nhân sinh hoạt bình thường. Tuy vậy, bạn có thể đối mặt với biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, tổn thương dây thần kinh và có nguy cơ thay khớp lần hai.

4.4. Xây dựng lối sống lành mạnh

Dù phong thấp không thể chữa được dứt điểm nhưng người bệnh có thể cải thiện tình trạng bệnh bằng việc xây dựng lối sống khoa học hơn. Bên cạnh điều trị nội khoa, ngoại khoa, việc xây dựng lối sống lành mạnh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh, tăng cường miễn dịch, hạn chế tổn thương xương khớp.

Chế độ dinh dưỡng

  • Hạn chế rượu, thuốc lá, chất kích thích gây phá hủy tế bào xương, sụn, khớp như: cà phê, thuốc lá, bia, rượu…
  • Hạn chế đồ ăn cay, nóng như tiêu, ớt.
  • Kiêng ăn những loại thực phẩm giàu axit oxalic như: củ cải trắng, mận.
  • Hạn chế ăn xúc xích, lạp xưởng, dăm bông, nước ngọt có gas, bánh kẹo.. bởi chúng có thể tăng hàm lượng lipit trong máu, tăng phản ứng viêm tấy, khiến triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn.
  • Tập trung bổ sung các thực phẩm có lợi cho khớp như thực phẩm giàu Omega 3, vitamin D, canxi.

Nếu đang điều trị bệnh lý khác như gout, tiểu đường, liên hệ với chuyên gia để được tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Chế độ luyện tập

Bệnh nhân phong thấp nên tích cực thực hiện các hoạt động thể chất nhẹ nhàng để giúp xương cốt khỏe mạnh. Để đạt hiệu quả cao, nên tham khảo ý kiến của chuyên gia vật lý trị liệu để được thiết kế bài tập phù hợp.

Người bị phong thấp cũng có thể tham gia một số môn thể thao lành mạnh với cường độ nhẹ nhàng như bơi lội, yoga, đi bộ, đi xe đạp…

Trên đây là giải đáp thắc mắc bệnh phong thấp có chữa được không, Sống Khỏe Mỗi Ngày hi vọng hữu ích đến bạn. Mặc dù không thể điều trị tận gốc, song việc chăm sóc và điều trị tích cực có thể ngăn ngừa bệnh tiến triển và tái phát trong tương lai.

Nguồn: https://www.thuocdantoc.org/benh-phong-thap-co-chua-duoc-khong.html

Bài viết liên quan:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *