Dấu hiệu loãng xương ở phụ nữ dễ nhận biết

Dấu hiệu loãng xương ở phụ nữ

Dấu hiệu loãng xương ở phụ nữ sau tuổi 40, người ở tuổi trung niên qua các biểu hiện: đau nhức xương, cột sống bị biến dạng, xương mỏng hơn, nhỏ hơn và dễ bị gãy hơn. Hãy cùng Sống Khỏe Mỗi Ngày tham khảo bài viết sau đây nhé.

1. Loãng xương là gì?

Loãng xương là tình trạng mất thăng bằng giữa quá trình tạo xương và hủy xương, đặc trưng là sự giảm khối lượng xương và hư hỏng cấu trúc vi thể của mô xương nên xương xốp, mỏng, giòn và dễ gãy.

Nguy cơ loãng xương cao ở nữ là 40% (trong đó 1/3 là số người sau tuổi mãn kinh). Sau 30-40 tuổi là quá trình giảm mật độ xương, đặc biệt là ở nữ giới sau tuổi mãn kinh. Còn ở nam giới với người ít vận động, ăn uống không hợp lý lại nghiện rượu, thuốc lá… thì bệnh loãng xương sẽ đến nhanh hơn với những biến chứng trầm trọng hơn.

2. Dấu hiệu loãng xương ở phụ nữ dễ nhận biết nhất

  • Đau xương: Đau nhức các đầu xương. Đau nhức, mỏi dọc các xương dài. Đau nhức như châm chích toàn thân. Thường đau ở vùng xương chịu gánh nặng của cơ thể (cột sống, thắt lưng, xương chậu, xương hông, đầu gối), đau nhiều lần nếu là sau chấn thương, đau âm ỉ nếu là tự phát. Đau sẽ tăng lên khi vận động, đi lại, đứng ngồi lâu và sẽ thuyên giảm khi nằm nghỉ.
  • Đau cột sống, đau như thắt ngang cột sống hoặc đau lan sang một hoặc hai bên mạn sườn do kích thích các rễ thần kinh liên sườn, đau dọc theo các dây thần kinh liên sườn, dọc theo dây thần kinh đùi, thần kinh tọa, có khi đau tăng lên do hắt hơi, ho, nín hơi, sổ mũi, xì hơi, cười to, khóc to… Đau cột sống thường kèm theo co cứng các cơ dọc cột sống gây đau, giật cơ khi thay đổi tư thế. Lúc nằm người bệnh thường cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Cột sống sẽ biến dạng đường cong bình thường, như gù, vẹo, còng lưng, chiều cao của cơ thể giảm vài cm so với tuổi lúc còn trẻ (bởi loãng xương làm cho các đốt sống bị lún, xẹp hoặc bị gãy lún).
  • Khi đau nhiều các cơ cạnh cột sống sẽ co cứng, nên bệnh nhân khó thực hiện các động tác (như: cúi, ngửa, nghiêng người, quay người, cột sống như cứng đờ).
  • Dấu hiệu toàn thân thường gặp là cảm giác lạnh hoặc ớn lạnh, hay bị chuột rút, vọp bẻ, thường ra mồ hôi.
  • Các triệu chứng bệnh loãng xương còn thường gặp kèm theo các rối loạn khác của tuổi già (béo bệu, giãn tĩnh mạch chân, thoái hóa khớp, cao huyết áp, vữa xơ mạch máu…).
  • Biểu hiện loãng xương lâm sàng có thể xuất hiện đột ngột sau một chấn thương nhẹ ( ngã, đi xe đường quá sóc…), có thể xuất hiện từ từ tăng dần.
Dấu hiệu loãng xương ở phụ nữ
Khi mang thai vài phụ nữ sẽ có dấu hiệu loãng xương tạm thời.

3. Các yếu tố nguy cơ gây loãng xương ở phụ nữ

Một phụ nữ có nhiều khả năng bị loãng xương hơn nam giới vì phụ nữ có xu hướng có xương nhỏ hơn và mỏng hơn, mức thấp hơn của testosterone và giảm nồng độ estrogen, giúp bảo vệ xương sau khi họ đã đến tuổi mãn kinh.

Các yếu tố nguy cơ gây loãng xương bao gồm:

  • Giảm nội tiết tố sau khi mãn kinh.
  • Tiền sử gia đình bị loãng xương.
  • Dùng một số loại thuốc để điều trị các vấn đề sức khỏe như viêm khớp, hen suyễn, lupus hoặc bệnh tuyến giáp.
  • Mắc bệnh cản trở quá trình xây dựng xương, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp, bệnh celiac, bệnh viêm ruột (IBD) hoặc bệnh thận hoặc gan.
  • Là phụ nữ da trắng hoặc châu Á.
  • Mật độ xương thấp.
  • Trọng lượng cơ thể thấp.
  • Hút thuốc.
  • Lối sống không hoạt động.
  • Ăn một chế độ ăn ít canxi và/hoặc vitamin D.
  • Tiền sử rối loạn ăn uống.
  • Tiền sử té ngã hoặc gãy xương.

4. Làm gì để phòng, chống loãng xương?

Từ những biểu hiện và triệu chứng loãng xương kể trên, khi biết mình đã bị loãng xương thì cần phải xác định sẽ phải điều trị tích cực và lâu dài. Các thuốc điều trị thường rất đắt tiền và không giúp điều trị bệnh triệt để, mà chỉ giúp cho bệnh không nặng thêm, hạn chế biến chứng. Chính vì vậy, cần phải điều trị càng sớm càng tốt khi có tình trạng giảm mật độ xương hoặc loãng xương và phòng bệnh là quan trọng nhất. Việc này giúp cho con người vận động dẻo dai và kéo dài tuổi thọ.

Phòng và hỗ trợ điều trị loãng xương sớm là giải pháp thông minh nhất: Với mục đích phòng bệnh loãng xương càng sớm càng tốt, ngăn ngừa thoái hóa và hỗ trợ điều trị bệnh. Khi đó, nên phòng và hỗ trợ điều trị thoái hóa xương và loãng xương bằng viên uống chứa các thành phần như Canxi nano, D3, MK7, magie, đồng, kẽm, mangan, boron, silic, DHA, Quercetin. Nên uống liên tục hàng ngày hoặc thành từng đợt mỗi đợt 3 tháng, mỗi năm dùng 2-3 đợt.

Dấu hiệu loãng xương ở phụ nữ
Có một lối sống lành mạnh là một trong những cách giúp ngăn ngừa loãng xương tốt nhất.

Đối với phụ nữ tiền mãn kinh và đã mãn kinh (sau tuổi 45, nên uống bổ sung thêm Estrogen từ thảo dược (EstroG 100), thành từng đợt 3 tháng, mỗi năm uống 2-3 đợt.

Nếu có thêm hiện tượng đau khớp, đồng thời áp dụng biện pháp phòng và hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp bằng Glucosamin và Chondroitin: Nên uống thành từng đợt, mỗi đợt khoảng 2 tháng, mỗi năm dùng khoảng 3 đợt.

Xem thêm: Truyền dịch loãng xương có tốt không ?

Nguồn: https://www.depkhoe.com/dau-hieu-loang-xuong.html

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *